TRONG NƯỚC:
- Theo số liệu ước tính, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TACN&NL) về Việt Nam trong tháng 5/2020 đạt 320 triệu USD, tăng 5,8% so với tháng trước nhưng giảm 9,2% so với tháng 5/2019. Tính chung trong 5 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu TACN&NL đạt hơn 1,4 tỷ USD, giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2019.
- Trong tháng 5/2020, lượng nhập khẩu đậu tương về Việt Nam ước đạt 200 nghìn tấn, trị giá 81 triệu USD, tăng 69,1% về lượng và tăng 71,7% về trị giá so với tháng 4/2020, tăng 11,7% về lượng và tăng 12,2% về trị giá so với tháng 5/2019. Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, lượng nhập khẩu đậu tương đạt 749 nghìn tấn, trị giá 304 triệu USD, tăng 0,4% về lượng và tăng 2,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
- Quý 1 năm 2020, lượng nhập khẩu cám gạo đạt 46,2 nghìn tấn, trị giá 8,4 triệu USD, giảm 69,3% về lượng và giảm 63,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Lượng nhập khẩu cám gạo về Việt Nam trong những tháng tới dự kiến đạt từ 15-25 nghìn tấn/tháng, với giá nhập khẩu trung bình từ 165- 175 USD/tấn.
- Quý 1 năm 2020, lượng nhập khẩu cám mỳ về Việt Nam đạt 135 nghìn tấn, trị giá 26 triệu USD, giảm 11,8% về lượng và giảm 10,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Lượng nhập khẩu cám mỳ về Việt Nam trong những tháng tới dự kiến đạt từ 50- 60 nghìn tấn/tháng, với giá nhập khẩu trung bình ở mức 185- 195 USD/tấn.
- Theo số liệu thống kê ước tính, nhập khẩu phân bón của Việt Nam trong tháng 5/2020 đạt khoảng 420 nghìn tấn với trị giá đạt 117 triệu USD, tăng 30,2% về lượng và tăng 42,4% về trị giá so với tháng 4/2020, tăng 20,1% về lượng và tăng 22,6% về trị giá so với tháng 5/2019. Trong 5 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu phân bón của Việt Nam đạt khoảng 1.729 triệu tấn với trị giá đạt 466 triệu USD, giảm 0,5% về lượng và giảm 10,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
THẾ GIỚI:
- Trong tháng 5/2020, USDA đã đưa ra dự báo mới nhất về cung cầu đậu tương toàn cầu trong niên vụ 2020/2021, sản lượng dự kiến đạt mức cao kỷ lục là 362,8 triệu tấn, tăng 26,7 triệu tấn so với niên vụ trước và tăng 2,5 triệu tấn so với niên vụ 2018/2019. Lượng đậu tương tồn kho cuối kỳ toàn cầu niên vụ 2020/2021 dự kiến đạt 98,4 triệu tấn, giảm 1,9 triệu tấn so với niên vụ trước nhưng tăng 7,7 triệu tấn so với niên vụ 2018/2019.
- Trung Quốc, với diện tích đất canh tác hạn chế, đang đối mặt với áp lực phải tích trữ lương thực trong bối cảnh giá các mặt hàng thực phẩm tăng cao hơn so với năm ngoái. Các lệnh phong tỏa, biện pháp hạn chế đi lại để ngăn dịch Covid-19 đã gây nhiều trở ngại đối với ngành vận tải và logistics. Đồng thời, các biện pháp này cũng làm gián đoạn các chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng đến vấn đề an ninh thực phẩm, trở thành vấn đề “đáng báo động” đối với các nền kinh tế mới nổi và đang trên đà phát triển
- Nguồn cung lúa mỳ toàn cầu niên vụ 2020/2021 đạt 982,4 triệu tấn, tăng 23,2 triệu tấn so với niên vụ trước, chủ yếu tăng ở các nước xuất khẩu lớn như Achentina, Australia, Canada và Nga. Giao dịch lúa mỳ toàn cầu vụ 2020/2021 dự kiến tăng 2% (4,6 triệu tấn) so với niên vụ trước, đạt 188 triệu tấn.
- Triển vọng nguồn cung hạt có dầu toàn cầu niên vụ 2020/2021 dự kiến tăng so với niên vụ trước nhưng tồn kho cuối kỳ giảm do tiêu thụ tăng. Sản lượng hạt có dầu toàn cầu vụ này dự kiến đạt 605,9 triệu tấn, tăng 30,7 triệu tấn so với niên vụ 2019/2020 chủ yếu do sản lượng đậu tương tăng. Nhu cầu tiêu thụ bột protein bên ngoài Trung Quốc dự kiến tăng 2% nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình 5 năm do các nền kinh tế tăng trưởng yếu hơn trong giai đoạn 2020/2021.
- Theo số liệu ước tính, kim ngạch nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TACN&NL) về Việt Nam trong tháng 5/2020 đạt 320 triệu USD, tăng 5,8% so với tháng trước nhưng giảm 9,2% so với tháng 5/2019. Tính chung trong 5 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu TACN&NL đạt hơn 1,4 tỷ USD, giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2019.
- Trong tháng 5/2020, lượng nhập khẩu đậu tương về Việt Nam ước đạt 200 nghìn tấn, trị giá 81 triệu USD, tăng 69,1% về lượng và tăng 71,7% về trị giá so với tháng 4/2020, tăng 11,7% về lượng và tăng 12,2% về trị giá so với tháng 5/2019. Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, lượng nhập khẩu đậu tương đạt 749 nghìn tấn, trị giá 304 triệu USD, tăng 0,4% về lượng và tăng 2,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
- Quý 1 năm 2020, lượng nhập khẩu cám gạo đạt 46,2 nghìn tấn, trị giá 8,4 triệu USD, giảm 69,3% về lượng và giảm 63,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Lượng nhập khẩu cám gạo về Việt Nam trong những tháng tới dự kiến đạt từ 15-25 nghìn tấn/tháng, với giá nhập khẩu trung bình từ 165- 175 USD/tấn.
- Quý 1 năm 2020, lượng nhập khẩu cám mỳ về Việt Nam đạt 135 nghìn tấn, trị giá 26 triệu USD, giảm 11,8% về lượng và giảm 10,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Lượng nhập khẩu cám mỳ về Việt Nam trong những tháng tới dự kiến đạt từ 50- 60 nghìn tấn/tháng, với giá nhập khẩu trung bình ở mức 185- 195 USD/tấn.
- Theo số liệu thống kê ước tính, nhập khẩu phân bón của Việt Nam trong tháng 5/2020 đạt khoảng 420 nghìn tấn với trị giá đạt 117 triệu USD, tăng 30,2% về lượng và tăng 42,4% về trị giá so với tháng 4/2020, tăng 20,1% về lượng và tăng 22,6% về trị giá so với tháng 5/2019. Trong 5 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu phân bón của Việt Nam đạt khoảng 1.729 triệu tấn với trị giá đạt 466 triệu USD, giảm 0,5% về lượng và giảm 10,0% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
THẾ GIỚI:
- Trong tháng 5/2020, USDA đã đưa ra dự báo mới nhất về cung cầu đậu tương toàn cầu trong niên vụ 2020/2021, sản lượng dự kiến đạt mức cao kỷ lục là 362,8 triệu tấn, tăng 26,7 triệu tấn so với niên vụ trước và tăng 2,5 triệu tấn so với niên vụ 2018/2019. Lượng đậu tương tồn kho cuối kỳ toàn cầu niên vụ 2020/2021 dự kiến đạt 98,4 triệu tấn, giảm 1,9 triệu tấn so với niên vụ trước nhưng tăng 7,7 triệu tấn so với niên vụ 2018/2019.
- Trung Quốc, với diện tích đất canh tác hạn chế, đang đối mặt với áp lực phải tích trữ lương thực trong bối cảnh giá các mặt hàng thực phẩm tăng cao hơn so với năm ngoái. Các lệnh phong tỏa, biện pháp hạn chế đi lại để ngăn dịch Covid-19 đã gây nhiều trở ngại đối với ngành vận tải và logistics. Đồng thời, các biện pháp này cũng làm gián đoạn các chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng đến vấn đề an ninh thực phẩm, trở thành vấn đề “đáng báo động” đối với các nền kinh tế mới nổi và đang trên đà phát triển
- Nguồn cung lúa mỳ toàn cầu niên vụ 2020/2021 đạt 982,4 triệu tấn, tăng 23,2 triệu tấn so với niên vụ trước, chủ yếu tăng ở các nước xuất khẩu lớn như Achentina, Australia, Canada và Nga. Giao dịch lúa mỳ toàn cầu vụ 2020/2021 dự kiến tăng 2% (4,6 triệu tấn) so với niên vụ trước, đạt 188 triệu tấn.
- Triển vọng nguồn cung hạt có dầu toàn cầu niên vụ 2020/2021 dự kiến tăng so với niên vụ trước nhưng tồn kho cuối kỳ giảm do tiêu thụ tăng. Sản lượng hạt có dầu toàn cầu vụ này dự kiến đạt 605,9 triệu tấn, tăng 30,7 triệu tấn so với niên vụ 2019/2020 chủ yếu do sản lượng đậu tương tăng. Nhu cầu tiêu thụ bột protein bên ngoài Trung Quốc dự kiến tăng 2% nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình 5 năm do các nền kinh tế tăng trưởng yếu hơn trong giai đoạn 2020/2021.