TRONG NƯỚC:
- Theo số liệu thống kê, lượng ngô nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 4/2020 ước đạt 750 nghìn tấn, trị giá 165 triệu USD, tăng 184,6% về lượng và tăng 187,4% về trị giá so với tháng trước, nhưng giảm 18,1% về lượng và giảm 14,3% về trị giá so với tháng 3/2019. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, lượng ngô nhập khẩu đạt 2,07 triệu tấn, trị giá 434 triệu USD, giảm 30,1% về lượng và giảm 30,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
- Trong tháng 3 năm 2020, lượng nhập khẩu bột thịt xương về Việt Nam đạt 50,2 nghìn tấn, trị giá 15,1 triệu USD, giảm 3,5% về lượng và tương đương về trị giá so với tháng trước, giảm 54,8% về lượng và giảm 60,9% về trị giá so với tháng 3/2019. Tính chung quý 1 năm 2020, lượng nhập khẩu bột thịt xương đạt 152,2 nghìn tấn, trị giá 44,9 triệu USD, giảm 27,7% về lượng và giảm 44,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Lượng nhập khẩu bột thịt xương trong những tháng tới dự kiến đạt từ 50- 60 nghìn tấn/tháng, với giá trung bình từ 300- 310 USD/tấn.
- Theo số liệu thống kê, nhập khẩu phân bón của Việt Nam trong kỳ từ ngày 14/04/2020 đến ngày 29/04/2020 đạt 133,4 nghìn tấn, với trị giá 32,2 triệu USD, giảm 11,3% về lượng và giảm 10,7% về trị giá so với kỳ từ ngày 31/03/2020 đến ngày 15/04/2020 (kỳ trước). Nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc giảm cả về lượng và trị giá so với kỳ trước nhưng vẫn là thị trường cung cấp phân bón lớn nhất cho Việt Nam trong kỳ, chiếm 31,1% về lượng và chiếm 30,9% về trị giá, đạt 41,5 nghìn tấn với trị giá đạt 9,9 triệu USD.
THẾ GIỚI:
- Theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ trong niên vụ 2019/2020, sản lượng ngô toàn cầu dự kiến đạt trên 1,11 tỷ tấn, tăng nhẹ so với dự báo trước và giảm so với 1,12 tỷ tấn của niên vụ 2018/19. Nhu cầu tiêu thụ ngô toàn cầu niên vụ 2019/2020 dự kiến tăng lên mức 1,13 tỷ tấn, tương đương với dự báo trước và tăng so với 1,14 triệu tấn so với niên vụ trước do tiêu thụ của các nước Achentina, Trung Quốc, Iran … tăng.
- Tháng 4/2020, giá lúa mì đồng loạt tăng tại thị trường Chicago, EU và Nga do nhu cầu tăng cao bởi đại dịch corona bùng phát. Trên sàn Chicago, giá lúa mì trong tháng 4/2020 tăng 2,5% so với tháng 3/2020 và tăng mạnh 19% so với tháng 4/2019. Trên sàn Euronext (Pháp), giá lúa mì kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 3,8% lên 206 euro (223,88 USD)/tấn, do thời tiết khô ở khắp khu vực châu Âu ảnh hưởng đến năng suất cây trồng lúa mì. Ngày 20/4/2020, giá lúa mì đã tăng lên mức cao nhất hơn 1 năm do Nga có kế hoạch tạm thời rút khỏi thị trường xuất khẩu, điều này đã làm giảm nguồn cung lúa mì. USDA dự báo sản lượng lúa mì toàn cầu niên vụ 2019/20 sẽ đạt 764,46 triệu tấn, tăng 33 triệu tấn tương đương 4,5% so với 731,46 triệu tấn niên vụ 2018/19.
- Giá bột cá chất lượng cao có xu hướng tăng khi đơn đặt hàng của Trung Quốc tăng trở lại trong khi nguồn cung khan hiếm. Giá bột cá chất lượng cao của Peru trong thời gian gần đây đã tăng vọt lên mức 1.680 USD- 1.700 USD/tấn, FOB.
- Theo dữ liệu xuất khẩu trung bình hàng ngày được Chính phủ công bố, xuất khẩu đậu tương của Brazil trong tháng 4/2020 đạt 16,3 triệu tấn, đây là tháng xuất khẩu cao kỷ lục và tăng so với 9,4 triệu tấn trong cùng tháng năm ngoái. Brazil, nước xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, đã xuất khẩu 11,64 triệu tấn đậu tương trong tháng 3/2020, do nông dân địa phương có một vụ mùa bội thu.
- Theo số liệu thống kê, lượng ngô nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 4/2020 ước đạt 750 nghìn tấn, trị giá 165 triệu USD, tăng 184,6% về lượng và tăng 187,4% về trị giá so với tháng trước, nhưng giảm 18,1% về lượng và giảm 14,3% về trị giá so với tháng 3/2019. Tính chung 4 tháng đầu năm 2020, lượng ngô nhập khẩu đạt 2,07 triệu tấn, trị giá 434 triệu USD, giảm 30,1% về lượng và giảm 30,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
- Trong tháng 3 năm 2020, lượng nhập khẩu bột thịt xương về Việt Nam đạt 50,2 nghìn tấn, trị giá 15,1 triệu USD, giảm 3,5% về lượng và tương đương về trị giá so với tháng trước, giảm 54,8% về lượng và giảm 60,9% về trị giá so với tháng 3/2019. Tính chung quý 1 năm 2020, lượng nhập khẩu bột thịt xương đạt 152,2 nghìn tấn, trị giá 44,9 triệu USD, giảm 27,7% về lượng và giảm 44,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Lượng nhập khẩu bột thịt xương trong những tháng tới dự kiến đạt từ 50- 60 nghìn tấn/tháng, với giá trung bình từ 300- 310 USD/tấn.
- Theo số liệu thống kê, nhập khẩu phân bón của Việt Nam trong kỳ từ ngày 14/04/2020 đến ngày 29/04/2020 đạt 133,4 nghìn tấn, với trị giá 32,2 triệu USD, giảm 11,3% về lượng và giảm 10,7% về trị giá so với kỳ từ ngày 31/03/2020 đến ngày 15/04/2020 (kỳ trước). Nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc giảm cả về lượng và trị giá so với kỳ trước nhưng vẫn là thị trường cung cấp phân bón lớn nhất cho Việt Nam trong kỳ, chiếm 31,1% về lượng và chiếm 30,9% về trị giá, đạt 41,5 nghìn tấn với trị giá đạt 9,9 triệu USD.
THẾ GIỚI:
- Theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ trong niên vụ 2019/2020, sản lượng ngô toàn cầu dự kiến đạt trên 1,11 tỷ tấn, tăng nhẹ so với dự báo trước và giảm so với 1,12 tỷ tấn của niên vụ 2018/19. Nhu cầu tiêu thụ ngô toàn cầu niên vụ 2019/2020 dự kiến tăng lên mức 1,13 tỷ tấn, tương đương với dự báo trước và tăng so với 1,14 triệu tấn so với niên vụ trước do tiêu thụ của các nước Achentina, Trung Quốc, Iran … tăng.
- Tháng 4/2020, giá lúa mì đồng loạt tăng tại thị trường Chicago, EU và Nga do nhu cầu tăng cao bởi đại dịch corona bùng phát. Trên sàn Chicago, giá lúa mì trong tháng 4/2020 tăng 2,5% so với tháng 3/2020 và tăng mạnh 19% so với tháng 4/2019. Trên sàn Euronext (Pháp), giá lúa mì kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 3,8% lên 206 euro (223,88 USD)/tấn, do thời tiết khô ở khắp khu vực châu Âu ảnh hưởng đến năng suất cây trồng lúa mì. Ngày 20/4/2020, giá lúa mì đã tăng lên mức cao nhất hơn 1 năm do Nga có kế hoạch tạm thời rút khỏi thị trường xuất khẩu, điều này đã làm giảm nguồn cung lúa mì. USDA dự báo sản lượng lúa mì toàn cầu niên vụ 2019/20 sẽ đạt 764,46 triệu tấn, tăng 33 triệu tấn tương đương 4,5% so với 731,46 triệu tấn niên vụ 2018/19.
- Giá bột cá chất lượng cao có xu hướng tăng khi đơn đặt hàng của Trung Quốc tăng trở lại trong khi nguồn cung khan hiếm. Giá bột cá chất lượng cao của Peru trong thời gian gần đây đã tăng vọt lên mức 1.680 USD- 1.700 USD/tấn, FOB.
- Theo dữ liệu xuất khẩu trung bình hàng ngày được Chính phủ công bố, xuất khẩu đậu tương của Brazil trong tháng 4/2020 đạt 16,3 triệu tấn, đây là tháng xuất khẩu cao kỷ lục và tăng so với 9,4 triệu tấn trong cùng tháng năm ngoái. Brazil, nước xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, đã xuất khẩu 11,64 triệu tấn đậu tương trong tháng 3/2020, do nông dân địa phương có một vụ mùa bội thu.