TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ
I. KINH TẾ TRONG NƯỚC
Dịch Covid-19 lan rộng và diễn biến ngày càng phức tạp hơn làm chao đảo kinh tế toàn cầu, các chỉ số chứng khoán và giá nhiều loại nguyên, nhiên liệu cơ bản trên thị trường thế giới lao dốc mạnh. Hiện chưa thể đánh giá hết được những tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19 đối với kinh tế toàn cầu, nhưng tổn hại sẽ là rất lớn. Một số nhận định cho rằng Covid-19 có thể sẽ làm tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2020 giảm 0,1 điểm %, xuống chỉ còn khoảng 2,8%, thấp hơn so với mức tăng 2,9% của năm 2019 và mức tăng 3,3% của dự báo mà IMF đưa ra trước đó và một số nền kinh tế có nguy cơ rơi vào suy thoái.
Do độ mở của nền kinh tế nước ta là khá cao, hoạt động đầu tư, thương mại, du lịch với các nước có dịch bùng phát mạnh là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản chiếm tỉ trọng lớn cho nên tác động bởi dịch bệnh Covid-19 đối với nền kinh tế nước ta cũng sẽ là rất lớn. Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực phi tài chính, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn, có thể sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ, phá sản.
Trong khi đó, ngành ngân hàng được đánh giá là ít bị tác động nhất bởi dịch bệnh COVID-19. Dự báo kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2020 sau khi đã liên tục tăng mạnh trong 3 năm trước đó. Trong bối cảnh này, rất cần có sự chia sẻ những khó khăn của các ngân hàng thương mại. Trong thời gian qua NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Một số ngân hàng đã có những động thái như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay các khoản nợ hiện hữu, giảm lãi các vay các khoản cho vay mới, miễn giảm các loại phí, triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng..., nhưng mức giảm cũng như đối tượng hưởng lợi từ các chương trình này của các ngân hàng còn hạn chế.
1. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ, BẤT ĐỘNG SẢN
- Để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trước những tác động của dịch bệnh Covid-19, dự kiến sẽ có một gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ lãi suất thấp, một gói hỗ trợ từ tài khóa như hoãn, giãn về tài chính ít nhất gần 30.000 tỷ. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng sẽ tập trung nhiều hơn cho kênh đầu tư công. Với khoảng 600.000 tỷ đồng vốn đầu tư công cần giải ngân trong năm nay, đây sẽ là kênh quan trọng góp phần cho tăng trưởng.
- Tính đến cuối tháng 02/2020, có 23 tổ chức tín dụng (TCTD) báo cáo NHNN, ước tính có khoảng 926 nghìn tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chiếm khoảng 14,27% trên tổng dư nợ của 23 TCTD này, và chiếm khoảng 11,3% dư nợ cho vay toàn hệ thống, trong đó một số ngành có khả năng ảnh hưởng lớn như: nông, lâm nghiệp và thủy sản, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thực phẩm, đồ uống, vận tải, dệt may, da giày, điện tử, điện lạnh, dầu khí, du lịch, giáo dục…
- Mặc dù thị trường chứng khoán giảm mạnh trước những tác động tiêu cực từ sự sụt giảm của chứng khoán toàn cầu do ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19 nhưng thị trường tiền tệ trong nước vẫn giữ được ổn định, tỷ giá USD/VND, lãi suất không có nhiều biến động.
- Ngành ngân hàng được đánh giá là ít bị tác động nhất bởi dịch bệnh Covid-19. Thống kê sơ bộ cho thấy, tổng lợi nhuận sau thuế của riêng các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2019 chiếm đến trên 35% tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết, đạt trên 82 nghìn tỉ đồng và tăng tới trên 29% so với năm 2018 và dự báo lợi nhuận của các ngân hàng thương mại sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong năm 2020.
- Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) vừa được Nghị viện châu Âu phê chuẩn đang mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư giữa hai bên ở nhiều lĩnh vực; trong đó có dịch vụ ngân hàng. Theo đó, Việt Nam cam kết sẽ xem xét cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ của phía nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong 2 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam.
- Những thuận lợi cùng với những thông tin tích cực trên của ngành ngân hàng đã giúp giá nhiều cổ phiếu ngân hàng không bị giảm nhiều, thậm chí giá cổ phiếu của một số ngân hàng còn tăng mạnh bất chấp thị trường chứng khoán lao dốc.
- Giá vàng tăng mạnh cùng với đà tăng mạnh của giá vàng thế giới. Có lúc giá vàng bán ra đã tăng lên 49,6 triệu đồng/lượng, tăng trên 4 triệu đồng/lượng so với cuối tháng trước, tương đương mức tăng 8%. Giá vàng tăng mạnh đã thúc đẩy hoạt động bán ra vàng. Trong 5 tháng năm 2019 (từ tháng 6 đến tháng 10/2019 – khi giá vàng tăng mạnh) kim ngạch xuất khẩu vàng đã tăng rất mạnh, đạt tới 1,69 tỉ USD, đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm mặt hàng này lên 2,07 tỉ USD, tăng 3,3 lần so với năm 2018.
2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ, SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA
- CPI tháng 2/2020 giảm 0,17% so với tháng trước, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của người dân sau Tết Nguyên đán giảm nên giá nhiều mặt hàng dần trở về mặt bằng giá trước Tết; dịch Covid-19 làm cho giá dịch vụ du lịch, khách sạn, dịch vụ vui chơi, giải trí giảm và giá xăng dầu được điều chỉnh giảm trong tháng. Tuy nhiên, CPI tháng 2 và bình quân 2 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước (tăng 5,4% và 5,91%) đều ở mức tăng cao nhất trong 7 năm gần đây. Dự báo xu hướng CPI giảm có thể sẽ còn tiếp diễn do giá xăng dầu xuống thấp, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ giảm mạnh do tác động tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng so với cùng kỳ 2019 CPI có thể sẽ vẫn tăng khá cao. Dự báo CPI sẽ còn diễn biến phức tạp do những tác động khó lường của dịch bệnh Covid-19.
- Dịch Covid-19 cũng tác động tiêu cực đến tiêu dùng hàng hóa trong nước. 2 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 863,9 nghìn tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,4% (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,3%).
- Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm 2020 ước tính tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 7,4% (cùng kỳ năm trước tăng 11,4%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,4% (cùng kỳ năm trước tăng 9,3%), ngành khai khoáng giảm 3,7% (cùng kỳ năm trước giảm 3,5%). Một số ngành có chỉ số sản xuất 2 tháng giảm hoặc tăng thấp so với cùng kỳ năm trước là khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 8,6%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 5,2%; sản xuất xe có động cơ giảm 4,8%; sản xuất đồ uống giảm 3,1%; sản xuất thiết bị điện giảm 2,9%; sản xuất trang phục tăng 0,2%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 0,9%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 4,6%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 4,9%. Một số ngành có chỉ số sản xuất 2 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Khai thác quặng kim loại tăng 25,4%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 18,6%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 14,8%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 13,4%; khai thác than cứng và than non tăng 10,4%.
- Khách quốc tế đến nước ta trong tháng 02/2020 ước đạt 1.242,7 nghìn lượt người, giảm 37,7% so với tháng trước và giảm 21,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến từ châu Á giảm 27,2%; từ châu Mỹ giảm 21,1%; từ châu Úc giảm 18,4%; từ châu Âu tăng 6,1%; từ châu Phi tăng 11,6%.
3. DIỄN BIẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
- Hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc đã được nối lại, nhưng vẫn hạn chế do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp.
- Mặc dù hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, nhưng trong tháng 2/2020 do Samsung đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm phiên bản mới S20 nên xuất, nhập khẩu 2 tháng đầu năm nay giữ được xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm 2020 ước tính đạt 74 tỉ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 36,9 tỉ USD, tăng 2,4%; nhập khẩu đạt 37,1 tỉ USD, tăng 2,4%. Cán cân thương mại hàng hóa 2 tháng ước tính nhập siêu 176 triệu USD.
- Một số mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch cao trong 2 tháng đầu năm 2020 là điện thoại và linh kiện đạt 6,9 tỉ USD, tăng 2,3%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 5,4 tỉ USD, tăng 26,7%; hàng dệt may đạt 4,5 tỉ USD, giảm 1,7%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 3 tỉ USD, tăng 19,6%; giày dép đạt 2,7 tỉ USD, tăng 3%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,5 tỉ USD, tăng 7,1%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,4 tỉ USD, tăng 4%. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước: Thủy sản đạt 912 triệu USD, giảm 17,7%; cà phê đạt 497 triệu USD, giảm 9,8% (lượng giảm 6,6%); rau quả đạt 481 triệu USD, giảm 17,4%; hạt điều đạt 315 triệu USD, giảm 19,3% (lượng giảm 6%); cao su đạt 231 triệu USD, giảm 24,2% (lượng giảm 32,4%). Riêng gạo đạt 372 triệu USD, tăng 20,5% (lượng tăng 15%).
- Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2020 với kim ngạch đạt 9,8 tỉ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước; Trung Quốc đạt 4,8 tỉ USD, tăng 3,7%; thị trường EU đạt 5 tỉ USD, giảm 7,7%; ASEAN đạt 3,5 tỉ USD, giảm 9,3%; Nhật Bản đạt 3,2 tỉ USD, tăng 8,9%; Hàn Quốc đạt 2,7 tỉ USD, giảm 6,5%.
- Một số mặt hàng có giá trị kim ngạch nhập khẩu cao trong 2 tháng đầu năm nay là điện tử, máy tính và linh kiện đạt 8,6 tỉ USD, tăng 17,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 5,3 tỉ USD, giảm 3,7%; điện thoại và linh kiện đạt 2,1 tỉ USD, tăng 17,2%; vải đạt 1,6 tỉ USD, giảm 10,5%; chất dẻo đạt 1,2 tỉ USD, giảm 9,5%; sắt thép đạt 1,1 tỉ USD, giảm 18,5%.
- Trong 2 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc là thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất cho Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 10 tỉ USD, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt 8 tỉ USD, tăng 9%; ASEAN đạt 4,5 tỉ USD, giảm 9,6%; Nhật Bản đạt 2,8 tỉ USD, tăng 0,2%; EU đạt 2,1 tỉ USD, tăng 3,5%; Hoa Kỳ đạt 2,1 tỉ USD, tăng 13,6%.
- Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ đối mặt với nhiều rủi ro khi mà thặng dư thương mại của nước ta với thị trường này không ngừng tăng nhanh, năm 2019 là 47 tỉ USD, tăng 35% so với năm 2018 và 2 tháng 2020 là 7,7 tỉ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ 2019. Thời gian qua Mỹ đã liên tục đưa Việt Nam vào nhóm danh sách các nước cần giám sát thao túng tiền tệ.
- Những mặt hàng nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của nước ta là máy móc thiết bị chiếm 40,5%, vải chiếm 58,3%, điện thoại và linh kiện chiếm gần 52%, xơ sợi dệt 55%, NPL dệt may 42%... Những mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta là rau quả chiếm tới 65%, xơ sợi chiếm 57,5%, cao su chiếm 67,4%, sắn chiếm 89,4%...
II. KINH TẾ THẾ GIỚI
- Thị trường tài chính và thị trường hàng hóa thế giới tiếp tục chao đảo bởi dịch bệnh Covid-19. Các chỉ số chứng khoán đồng loạt lao dốc mạnh, giá các mặt hàng vật tư, nhiên liệu giảm mạnh. Hiện chưa thể đánh giá hết được những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đối với kinh tế thế giới. Nhưng nguy cơ rơi vào suy thoái của một số nền kinh tế là rất có thể xẩy ra.
- Nhiều nền kinh tế tiếp tục tung ra các gói hỗ trợ nền kinh tế trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Đặc biệt, ngày 03/3/2020 Fed đã mạnh tay cắt giảm 0,5 điểm % lãi suất, xuống còn 1,25% - 1,5%.
I. KINH TẾ TRONG NƯỚC
Dịch Covid-19 lan rộng và diễn biến ngày càng phức tạp hơn làm chao đảo kinh tế toàn cầu, các chỉ số chứng khoán và giá nhiều loại nguyên, nhiên liệu cơ bản trên thị trường thế giới lao dốc mạnh. Hiện chưa thể đánh giá hết được những tác động tiêu cực bởi dịch Covid-19 đối với kinh tế toàn cầu, nhưng tổn hại sẽ là rất lớn. Một số nhận định cho rằng Covid-19 có thể sẽ làm tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2020 giảm 0,1 điểm %, xuống chỉ còn khoảng 2,8%, thấp hơn so với mức tăng 2,9% của năm 2019 và mức tăng 3,3% của dự báo mà IMF đưa ra trước đó và một số nền kinh tế có nguy cơ rơi vào suy thoái.
Do độ mở của nền kinh tế nước ta là khá cao, hoạt động đầu tư, thương mại, du lịch với các nước có dịch bùng phát mạnh là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản chiếm tỉ trọng lớn cho nên tác động bởi dịch bệnh Covid-19 đối với nền kinh tế nước ta cũng sẽ là rất lớn. Nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực phi tài chính, doanh nghiệp vừa và nhỏ đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn, có thể sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ, phá sản.
Trong khi đó, ngành ngân hàng được đánh giá là ít bị tác động nhất bởi dịch bệnh COVID-19. Dự báo kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại sẽ tiếp tục tăng cao trong năm 2020 sau khi đã liên tục tăng mạnh trong 3 năm trước đó. Trong bối cảnh này, rất cần có sự chia sẻ những khó khăn của các ngân hàng thương mại. Trong thời gian qua NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Một số ngân hàng đã có những động thái như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay các khoản nợ hiện hữu, giảm lãi các vay các khoản cho vay mới, miễn giảm các loại phí, triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng..., nhưng mức giảm cũng như đối tượng hưởng lợi từ các chương trình này của các ngân hàng còn hạn chế.
1. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ, BẤT ĐỘNG SẢN
- Để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trước những tác động của dịch bệnh Covid-19, dự kiến sẽ có một gói hỗ trợ tín dụng 250.000 tỷ lãi suất thấp, một gói hỗ trợ từ tài khóa như hoãn, giãn về tài chính ít nhất gần 30.000 tỷ. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng sẽ tập trung nhiều hơn cho kênh đầu tư công. Với khoảng 600.000 tỷ đồng vốn đầu tư công cần giải ngân trong năm nay, đây sẽ là kênh quan trọng góp phần cho tăng trưởng.
- Tính đến cuối tháng 02/2020, có 23 tổ chức tín dụng (TCTD) báo cáo NHNN, ước tính có khoảng 926 nghìn tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chiếm khoảng 14,27% trên tổng dư nợ của 23 TCTD này, và chiếm khoảng 11,3% dư nợ cho vay toàn hệ thống, trong đó một số ngành có khả năng ảnh hưởng lớn như: nông, lâm nghiệp và thủy sản, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thực phẩm, đồ uống, vận tải, dệt may, da giày, điện tử, điện lạnh, dầu khí, du lịch, giáo dục…
- Mặc dù thị trường chứng khoán giảm mạnh trước những tác động tiêu cực từ sự sụt giảm của chứng khoán toàn cầu do ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19 nhưng thị trường tiền tệ trong nước vẫn giữ được ổn định, tỷ giá USD/VND, lãi suất không có nhiều biến động.
- Ngành ngân hàng được đánh giá là ít bị tác động nhất bởi dịch bệnh Covid-19. Thống kê sơ bộ cho thấy, tổng lợi nhuận sau thuế của riêng các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2019 chiếm đến trên 35% tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết, đạt trên 82 nghìn tỉ đồng và tăng tới trên 29% so với năm 2018 và dự báo lợi nhuận của các ngân hàng thương mại sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong năm 2020.
- Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) vừa được Nghị viện châu Âu phê chuẩn đang mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư giữa hai bên ở nhiều lĩnh vực; trong đó có dịch vụ ngân hàng. Theo đó, Việt Nam cam kết sẽ xem xét cho phép các tổ chức tín dụng EU nâng mức nắm giữ của phía nước ngoài lên 49% vốn điều lệ trong 2 ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam.
- Những thuận lợi cùng với những thông tin tích cực trên của ngành ngân hàng đã giúp giá nhiều cổ phiếu ngân hàng không bị giảm nhiều, thậm chí giá cổ phiếu của một số ngân hàng còn tăng mạnh bất chấp thị trường chứng khoán lao dốc.
- Giá vàng tăng mạnh cùng với đà tăng mạnh của giá vàng thế giới. Có lúc giá vàng bán ra đã tăng lên 49,6 triệu đồng/lượng, tăng trên 4 triệu đồng/lượng so với cuối tháng trước, tương đương mức tăng 8%. Giá vàng tăng mạnh đã thúc đẩy hoạt động bán ra vàng. Trong 5 tháng năm 2019 (từ tháng 6 đến tháng 10/2019 – khi giá vàng tăng mạnh) kim ngạch xuất khẩu vàng đã tăng rất mạnh, đạt tới 1,69 tỉ USD, đưa kim ngạch xuất khẩu cả năm mặt hàng này lên 2,07 tỉ USD, tăng 3,3 lần so với năm 2018.
2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ, SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA
- CPI tháng 2/2020 giảm 0,17% so với tháng trước, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của người dân sau Tết Nguyên đán giảm nên giá nhiều mặt hàng dần trở về mặt bằng giá trước Tết; dịch Covid-19 làm cho giá dịch vụ du lịch, khách sạn, dịch vụ vui chơi, giải trí giảm và giá xăng dầu được điều chỉnh giảm trong tháng. Tuy nhiên, CPI tháng 2 và bình quân 2 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước (tăng 5,4% và 5,91%) đều ở mức tăng cao nhất trong 7 năm gần đây. Dự báo xu hướng CPI giảm có thể sẽ còn tiếp diễn do giá xăng dầu xuống thấp, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ giảm mạnh do tác động tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng so với cùng kỳ 2019 CPI có thể sẽ vẫn tăng khá cao. Dự báo CPI sẽ còn diễn biến phức tạp do những tác động khó lường của dịch bệnh Covid-19.
- Dịch Covid-19 cũng tác động tiêu cực đến tiêu dùng hàng hóa trong nước. 2 tháng đầu năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 863,9 nghìn tỷ đồng, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,4% (cùng kỳ năm 2019 tăng 9,3%).
- Ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến chỉ số sản xuất công nghiệp 2 tháng đầu năm 2020 ước tính tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 7,4% (cùng kỳ năm trước tăng 11,4%); ngành sản xuất và phân phối điện tăng 8,4% (cùng kỳ năm trước tăng 9,3%), ngành khai khoáng giảm 3,7% (cùng kỳ năm trước giảm 3,5%). Một số ngành có chỉ số sản xuất 2 tháng giảm hoặc tăng thấp so với cùng kỳ năm trước là khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 8,6%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa giảm 5,2%; sản xuất xe có động cơ giảm 4,8%; sản xuất đồ uống giảm 3,1%; sản xuất thiết bị điện giảm 2,9%; sản xuất trang phục tăng 0,2%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 0,9%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 4,6%; sản xuất giường, tủ, bàn ghế tăng 4,9%. Một số ngành có chỉ số sản xuất 2 tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Khai thác quặng kim loại tăng 25,4%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế tăng 18,6%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 14,8%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 13,4%; khai thác than cứng và than non tăng 10,4%.
- Khách quốc tế đến nước ta trong tháng 02/2020 ước đạt 1.242,7 nghìn lượt người, giảm 37,7% so với tháng trước và giảm 21,8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến từ châu Á giảm 27,2%; từ châu Mỹ giảm 21,1%; từ châu Úc giảm 18,4%; từ châu Âu tăng 6,1%; từ châu Phi tăng 11,6%.
3. DIỄN BIẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
- Hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc đã được nối lại, nhưng vẫn hạn chế do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp.
- Mặc dù hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đang chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, nhưng trong tháng 2/2020 do Samsung đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm phiên bản mới S20 nên xuất, nhập khẩu 2 tháng đầu năm nay giữ được xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm 2020 ước tính đạt 74 tỉ USD, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 36,9 tỉ USD, tăng 2,4%; nhập khẩu đạt 37,1 tỉ USD, tăng 2,4%. Cán cân thương mại hàng hóa 2 tháng ước tính nhập siêu 176 triệu USD.
- Một số mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch cao trong 2 tháng đầu năm 2020 là điện thoại và linh kiện đạt 6,9 tỉ USD, tăng 2,3%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 5,4 tỉ USD, tăng 26,7%; hàng dệt may đạt 4,5 tỉ USD, giảm 1,7%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 3 tỉ USD, tăng 19,6%; giày dép đạt 2,7 tỉ USD, tăng 3%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,5 tỉ USD, tăng 7,1%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 1,4 tỉ USD, tăng 4%. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước: Thủy sản đạt 912 triệu USD, giảm 17,7%; cà phê đạt 497 triệu USD, giảm 9,8% (lượng giảm 6,6%); rau quả đạt 481 triệu USD, giảm 17,4%; hạt điều đạt 315 triệu USD, giảm 19,3% (lượng giảm 6%); cao su đạt 231 triệu USD, giảm 24,2% (lượng giảm 32,4%). Riêng gạo đạt 372 triệu USD, tăng 20,5% (lượng tăng 15%).
- Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2020 với kim ngạch đạt 9,8 tỉ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm trước; Trung Quốc đạt 4,8 tỉ USD, tăng 3,7%; thị trường EU đạt 5 tỉ USD, giảm 7,7%; ASEAN đạt 3,5 tỉ USD, giảm 9,3%; Nhật Bản đạt 3,2 tỉ USD, tăng 8,9%; Hàn Quốc đạt 2,7 tỉ USD, giảm 6,5%.
- Một số mặt hàng có giá trị kim ngạch nhập khẩu cao trong 2 tháng đầu năm nay là điện tử, máy tính và linh kiện đạt 8,6 tỉ USD, tăng 17,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 5,3 tỉ USD, giảm 3,7%; điện thoại và linh kiện đạt 2,1 tỉ USD, tăng 17,2%; vải đạt 1,6 tỉ USD, giảm 10,5%; chất dẻo đạt 1,2 tỉ USD, giảm 9,5%; sắt thép đạt 1,1 tỉ USD, giảm 18,5%.
- Trong 2 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc là thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất cho Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 10 tỉ USD, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước; Hàn Quốc đạt 8 tỉ USD, tăng 9%; ASEAN đạt 4,5 tỉ USD, giảm 9,6%; Nhật Bản đạt 2,8 tỉ USD, tăng 0,2%; EU đạt 2,1 tỉ USD, tăng 3,5%; Hoa Kỳ đạt 2,1 tỉ USD, tăng 13,6%.
- Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ đối mặt với nhiều rủi ro khi mà thặng dư thương mại của nước ta với thị trường này không ngừng tăng nhanh, năm 2019 là 47 tỉ USD, tăng 35% so với năm 2018 và 2 tháng 2020 là 7,7 tỉ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ 2019. Thời gian qua Mỹ đã liên tục đưa Việt Nam vào nhóm danh sách các nước cần giám sát thao túng tiền tệ.
- Những mặt hàng nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của nước ta là máy móc thiết bị chiếm 40,5%, vải chiếm 58,3%, điện thoại và linh kiện chiếm gần 52%, xơ sợi dệt 55%, NPL dệt may 42%... Những mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta là rau quả chiếm tới 65%, xơ sợi chiếm 57,5%, cao su chiếm 67,4%, sắn chiếm 89,4%...
II. KINH TẾ THẾ GIỚI
- Thị trường tài chính và thị trường hàng hóa thế giới tiếp tục chao đảo bởi dịch bệnh Covid-19. Các chỉ số chứng khoán đồng loạt lao dốc mạnh, giá các mặt hàng vật tư, nhiên liệu giảm mạnh. Hiện chưa thể đánh giá hết được những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đối với kinh tế thế giới. Nhưng nguy cơ rơi vào suy thoái của một số nền kinh tế là rất có thể xẩy ra.
- Nhiều nền kinh tế tiếp tục tung ra các gói hỗ trợ nền kinh tế trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Đặc biệt, ngày 03/3/2020 Fed đã mạnh tay cắt giảm 0,5 điểm % lãi suất, xuống còn 1,25% - 1,5%.