Trị giá xuất khẩu dệt may sang riêng Vương quốc Anh trong tháng 8/2023 giảm 27,52% so với tháng 8/2022, đạt 63,62 triệu USD, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng sang Vương quốc Anh 8 tháng đầu năm 2023 giảm 17,83%, đạt 459,75 triệu USD. 

Nhiều yếu tố bất lợi đã và đang tiếp tục diễn ra khiến xuất khẩu ngành hàng gặp khó khăn như vậy. Một trong đó là lạm phát, kìm hãm chi tiêu tiêu dùng của người tiêu dùng tại Vương quốc Anh trong khi hàng dệt may không phải là hàng thiết yếu nên bị sụt giảm đơn hàng.

Nhập khẩu cả vải và nguyên phụ liệu dệt may từ Vương quốc Anh  trong tháng 8/2023 đều giảm so với tháng 7/2023 và cùng kỳ tháng 8/2022. Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu vải các loại từ Anh tháng 8/2023 đạt 1,11 triệu USD, giảm 19,34% so với tháng 7/2023 và giảm đến 98,22% so với tháng 8/2022. Tương tự, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da, giày cũng giảm 56,73% so với tháng 7/2023 và giảm 26,3% so với tháng 8/2022, đạt 2,32 triệu USD. 
 
Kim ngạch nhập khẩu vải các loại từ Vương quốc Anh 8 tháng 2023 đạt 27,18 triệu USD, vẫn tăng 15,34% so với 8 tháng đầu năm 2022, và kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da, giày đạt xấp xỉ 7,52 triệu USD, vẫn tăng đến 82,61%. 

Vấn đề phát triển bền vững, xanh hóa, cùng các tiêu chuẩn như về lao động, minh bạch sản xuất không đáng lo ngại đối với doanh nghiệp lớn nhưng với doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là thách thức dưới áp lực về tài chính đầu tư hạ tầng, đầu tư đảm bảo môi trường, giảm khí thải, chuyển đổi sản xuất từ nồi hơi đốt than đá- củi sang nồi đốt điện… Mà trong ngành dệt may có rất nhiều doanh nghiệp chỉ ở quy mô vừa và nhỏ. Điều này đang là bất lợi của ngành dệt may Việt Nam trong cạnh tranh với các nguồn cung cung ứng của Vương quốc Anh. 

Cần có giấy phép hợp lệ để nhập khẩu lông hoặc da của động vật hoặc cá có nguy cơ tuyệt chủng hoặc hàng hóa làm từ chúng (ví dụ: đồ trang sức, giày, túi xách và thắt lưng). Lông của động vật bị bẫy giữ chân bị cấm nhập khẩu vào Vương quốc Anh trừ khi có chứng nhận xác nhận nguồn gốc ở một quốc gia có nguồn gốc được phê duyệt hoặc giấy phép nhập khẩu hợp lệ được cấp cho các loài có nguy cơ tuyệt chủng. 

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
NỘI DUNG BÁO CÁO 
 
I. Tình hình giao thương đối với ngành hàng dệt may trong UKVFTA   
1. Phân tích hoạt động xuất, nhập khẩu dệt may của Việt Nam với thị trường trong UKVFTA   
1.1. Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Vương quốc Anh   
1.2. Nhập khẩu dệt may của Việt Nam từ Vương quốc Anh   
3. Tình hình, xu hướng thị trường và thương mại dệt may của Vương quốc Anh    
3.1. Xu hướng thị trường Vương quốc Anh    
3.2. Nhập khẩu dệt may của Vương quốc Anh   
 
II. Các quy định, chính sách liên quan đến ngành hàng dệt may trong UKVFTA    
1. Quy định về nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến dệt may    
2. Các quy định về Dấu UKCA/CE    

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Vương quốc Anh    
Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu vải và nguyên liệu dệt may, da giày của Việt Nam từ Vương quốc Anh 8 tháng đầu năm 2023    
Bảng 3: Tăng trưởng nhập khẩu dệt may của Vương quốc Anh từ các thị trường trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2023    
Bảng 4: Một số chủng hàng dệt may nhập khẩu từ các nguồn cung của Vương quốc Anh trong tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2023    

DANH MỤC BIỀU ĐỒ
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Vương quốc Anh 8 tháng đầu năm giai đoạn 2022 - 2023    
Biểu đồ 2: Kim ngạch nhập khẩu vải và nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày của Việt Nam từ Vương quốc Anh 8 tháng đầu năm 2023    
Biểu đồ 3: Cơ cấu các thị trường nhập khẩu dệt may của Vương quốc Anh trong 7 tháng đầu năm 2023    
 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BSI         : Tiêu chuẩn Quốc gia Vương quốc Anh
Brexit      : Vương quốc Anh rời EU
EU          : Liên minh Châu Âu
FTA         : Hiệp định thương mại tự do
ITC         : Trung tâm Thương mại quốc tế
UKVFTA : Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-Len
NPL        : Nguyên phụ liệu
KNXK     : Kim ngạch xuất khẩu
XK          : Xuất khẩu