Trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2024, về cơ bản hoạt động giao thương quốc tế tăng trở lại và chu kỳ bổ sung hàng tồn kho đã giúp gia tăng nhu cầu về các dịch vụ logistics. Thị trường vận tải đường biển, đường hàng không đều chứng kiến mức cầu tăng, trong khi nguồn cung không ổn định do các sự cố trong chuỗi cung ứng như khủng hoảng container, chiến tranh ở Trung Đông, Ukraine hay những vấn đề dai dẳng trên Biển Đỏ. Giá cước do đó đã tăng trong tháng 6/2024, do cả cầu kéo và chi phí đẩy. 

Đáng lưu ý, năm 2024 là một thời gian đặc biệt đối với kinh tế, thương mại, đầu tư toàn cầu nói chung và với lĩnh vực logistics nói riêng khi 4,2 tỷ người, chiếm phần lớn dân số thế giới đi bỏ phiếu để bầu ra chính phủ mới ở 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhiều cuộc bầu cử ở các quốc gia sẽ diễn ra trong bối cảnh phân cực và dẫn đến các chính sách thay đổi đáng kể khi có Chính phủ mới. Điều này có thể làm thay đổi hệ sinh thái của các ngành, các dòng chảy thương mại, đầu tư và tạo ra những thách thức toàn cầu việc giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống trên toàn cầu. Vào thời điểm cần có sự hợp tác thực chất hơn trên quy mô toàn cầu, chủ nghĩa đa phương đang nổi lên như một cách để những thị trường không muốn bị cuốn vào vòng xoáy xung đột có thể tăng trưởng ổn định. 

Đối với ngành vận tải biển, cảng biển: Tình hình tại các cảng biển có nhiều biến động trong 2 tháng trở lại đây, với tỷ lệ tắc nghẽn có xu hướng tăng tại Châu Á do nhu cầu xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường châu Âu, châu Mỹ tăng. Dự báo giá cước vận tải trong tháng tới sẽ…. do tắc nghẽn tại các cảng châu Á. Trong tháng 6/2024, các hãng tàu tiếp tục thông báo các kế hoạch hủy chuyến cho tháng tới, với hiều lý do, gồm an toàn hàng hải, biến động thời tiết bất lợi hoặc tình hình nguồn hàng và thời gian lộ trình. 

Thị trường vận tải hàng hóa hàng không toàn cầu sôi động hơn nhờ nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ trong quý II/2024. Theo dự báo mới phát hành trong tháng 6/2024 của IATA, năm 2024, lợi nhuận của ngành hàng không toàn cầu sẽ tăng…tỷ USD. Mặc dù doanh thu sẽ được cải thiện ở tất cả các khu vực có nhưng lợi nhuận lại phân bổ không đồng đều. Các hãng hàng không Bắc Mỹ tiếp tục dẫn đầu về hiệu quả tài chính. Là thị trường đầu tiên có lãi trở lại vào năm 2022, dự báo các hãng hàng không Bắc Mỹ sẽ có lợi nhuận ròng … tỷ USD vào năm 2024.

Lần đầu tiên kể từ tháng 3 năm 2023, chỉ số biến động chuỗi cung ứng toàn cầu nằm ở ngưỡng lớn hơn 0, báo hiệu rằng các nhà cung cấp toàn cầu đang làm việc hết công suất và chuỗi cung ứng đang bận rộn nhất trong hơn một năm trở lại đây. Xu hướng này nhìn chung tiếp diễn trong tháng 6/2024, có thể dẫn đến tình trạng dồn ứ công việc nếu năng suất và các giải pháp lưu thông hàng hóa không sớm được thực hiện. 

Cụ thể, Báo cáo tập trung vào các nội dung chính sau đây:
Phần 1: Thị trường logistics và chuỗi cung ứng quốc tế:
+ Các diễn biến, xu hướng mới trên thị trường logistics toàn cầu, tập trung vào nhóm vận tải, giao nhận hàng hóa trong năm 2024; 
+ Cập nhật tình hình (cung, cầu, giá cước) vận tải đường biển, đường hàng không, hãng tàu, hãng hàng không, cảng biển, cảng hàng không trên toàn cầu trong tháng 6 và 6 tháng năm 2024 và dự báo.
+ Cập nhật, phân tích tình hình chuỗi cung ứng toàn cầu, xu hướng và khuyến nghị về quản trị chuỗi cung ứng;
+ Tình hình một số tuyến/luồng vận chuyển thương mại chính và dự báo; 
Phần 2. Môi trường kinh doanh và các diễn biến mới trên thị trường logistics Việt Nam
+ Tình hình kinh tế, thương mại, đầu tư tác động đến lĩnh vực logistics ;
+ Tình hình nguồn hàng cho dịch vụ logistics tại Việt Nam. Bên cạnh những thận lợi nhất định, báo cáo cũng đề cập đến một số xu hướng và vấn đề đáng lưu ý về nguồn hàng cho dịch vụ logistics tại Việt Nam trong bối cảnh thị trường quốc tế và diễn biến thời tiết (Vui lòng xem chi tiết trong Báo cáo). 
+ Thị trường logistics Việt Nam theo từng phân khúc dịch vụ, gồm:
* Vận tải (chi tiết từng loại hình vận tải): 
* Cảng biển (tổng thể và theo từng khu vực cảng biển): Cụ thể tình hình hàng hóa tổng thể và hàng hóa container qua các khu vực cảng biển như sau (xem chi tiết trong báo cáo). 
 * Giao nhận/chuyển phát và các quy định mới
* Kho bãi, bất động sản logistics (Tổng thể và chi tiết theo khu vực):
* Tình hình doanh nghiệp và lao động trong lĩnh vực logistics. 
ĐẶC BIỆT TRONG BÁO CÁO NÀY CÓ THỐNG KÊ TÌNH HÌNH VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG TIÊU BIỂU 

Chi tiết nội dung thông tin được thể hiện trong Mục lục, các Bảng, Biểu đồ, Hộp và Hình của Báo cáo.


NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
TÓM TẮT 
PHẦN I. CẬP NHẬT TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG LOGISTICS TOÀN CẦU VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG, XU HƯỚNG VÀ KHUYẾN NGHỊ 
1.1. Các diễn biến mới trên thị trường và dự báo 
1.1.1. Diễn biến thị trường logistics thế giới và các xu hướng mới 
1.1.2. Vận tải đường biển và các tuyến đường chính 
1.1.3. Về tình tại các cảng biển: 
1.1.3. Vận tải hàng không và các tuyến đường chính 
1.2. Cập nhật tình hình chuỗi cung ứng toàn cầu, xu hướng và khuyến nghị: Cập nhật chỉ số biến động chuỗi cung ứng toàn cầu, phân tích xu hướng và khuyến nghị về quản trị chuỗi cung ứng trong nửa cuối năm 2024
1.2.1. Biến động chuỗi cung ứng toàn cầu và các yếu tố thành phần:
1.2.2. Xu hướng biến động chuỗi cung ứng theo các khu vực địa lý
1.2.3. Một số thuật ngữ dễ gây hiểu nhầm nhưng cần lưu ý trong quản lý chuỗi cung ứng
PHẦN II. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ CÁC DIỄN BIẾN MỚI TRÊN THỊ TRƯỜNG LOGISTICS VIỆT NAM 
2.1. Những xu hướng chính và khuyến nghị 
2.2. Tình hình kinh tế, thương mại tác động đến lĩnh vực logistics trong tại Việt Nam trong tháng và dự báo 
2.3. Tình hình các ngành hàng, nguồn hàng và dự báo (Dành cho các chủ hàng và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cho các chủ hàng) 

2.3.1. Tình hình nguồn hàng 
a) Nguồn hàng sản xuất trong nước
b) Nguồn hàng xuất, nhập khẩu
2.3.2. Dự báo 
PHẦN III. PHÂN TÍCH SÂU HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI HÀNG HÓA 
3.1. Tình hình chung

3.1.1. Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển
3.1.2. Cơ cấu phương thức vận tải
3.2. Vận tải đường bộ
3.3. Vận tải đường sắt

3.3.1. Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển bằng đường sắt
3.3.2. Vấn đề vướng mắc, xu hướng, đề xuất và giải pháp
3.4. Vận tải hàng không
3.4.1. Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển bằng đường hàng không
3.4.2. Vấn đề vướng mắc, xu hướng, đề xuất và giải pháp
3.5. Vận chuyển đường thủy nội địa
3.5.1. Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển bằng đường thủy nội địa
3.5.2. Vấn đề vướng mắc, xu hướng, đề xuất và giải pháp
3.6. Vận chuyển đường biển
3.6.1. Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển
3.6.2. Dự báo xu hướng và các vấn đề đáng lưu ý
PHẦN IV. PHÂN TÍCH SÂU TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CẢNG BIỂN 
4.1. Tình hình chung
4.1.1. Cập nhật diễn biến
4.1.2. Xu hướng và khuyến nghị
4.2. Tình hình tại một số khu vực cảng biển tiêu biểu
4.2.1. Cảng biển Cái Mép
4.2.2. Cảng biển Chu Lai
4.2.3. Cảng biển Hải Phòng
4.2.4. Cảng Tân cảng Cát Lái
4.2.5. Cảng biển Quảng Ninh
4.2.6. Cảng biển Đồng Nai
PHẦN V. DỊCH VỤ GIAO NHẬN, CHUYỂN PHÁT, KHO BÃI-BẤT ĐỘNG SẢN LOGISTICS, CHUỖI CUNG ỨNG LẠNH VÀ DỊCH VỤ LIÊN QUAN 
5.1. Giao nhận, chuyển phát
5.1.1. Cập nhật tình hình 
5.1.2. Xu hướng và dự báo 
5.2. Kho bãi, bất động sản logistics
5.2.1. Diễn biến và xu hướng chung
5.2.2. Tình hình tại các khu vực:
PHẦN VI. TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP VÀ LAO ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC LOGISTICS THÁNG 6/2024 
6.1. Tình hình doanh nghiệp nói chung:
6.2. Doanh nghiệp và lao động trong lĩnh vực logistics:

 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 
Biểu đồ 1: Chỉ số cước vận tải container toàn cầu Drewry từ tháng 1/2023-tháng 6/2024 
Biểu đồ 2: Diễn biến chỉ số biến động chuỗi cung ứng toàn cầu GEP và các chỉ số thành phần, từ tháng 5/2023-tháng 5/2024 
Biểu đồ 3: Tăng trưởng GDP 6 tháng các năm từ 2019-2024 (%) 
Biểu đồ 4: Các địa phương dẫn đầu về số vốn và số lượng dự án FDI cấp mới trong 6 tháng đầu năm 2024 
Biểu đồ 5: Những ngành có nguồn hàng tăng/giảm mạnh nhất trong 6 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023 (đvt: %) 
Biểu đồ 6: Tổng lượng vận chuyển hàng hóa của Việt Nam các tháng năm 2023 - 2024 
Biểu đồ 7: Cơ cấu vận chuyển hàng hóa trong nước và ngoài nước trong tháng 6/2024 
Biểu đồ 8: Cơ cấu phương thức vận tải hàng hóa của Việt Nam trong tháng 6/2024 
Biểu đồ 9: Vận tải hàng hóa bằng đường bộ của Việt Nam các tháng giai đoạn 2023-2024 
Biểu đồ 10: Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt các tháng giai đoạn 2023- 2024 
Biểu đồ 11: Vận tải hàng hóa bằng hàng không hàng tháng giai đoạn 2023-2024 
Biểu đồ 12: Vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa hàng tháng giai đoạn 2023-2024 
Biểu đồ 13: Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển các tháng giai đoạn 2023-2024 
 
DANH MỤC BẢNG 
Bảng 1: Kết quả kinh doanh của 5 hãng tàu container lớn trong quý 1/2024 so với quý 1/2023 
Bảng 2: Các cảng tắc nghẽn nhất trong tháng 5/2024 
Bảng 3: Các cảng có mức độ giảm tắc nghẽn tốt nhất 
Bảng 4: Thống kê nguồn hàng sản xuất trong nước của các ngành hàng tiêu biểu trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2024 
Bảng 5: Lượng xuất khẩu một số mặt hàng trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2024 
Bảng 6: Lượng nhập khẩu một số mặt hàng trong tháng 6 và 6 tháng năm 2024 
Bảng 7: Khối lượng vận chuyển hàng hóa và luân chuyển hàng hóa của một số tỉnh/thành phố trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2024 
Bảng 8: Tình hình tồn kho của các ngành hàng tính đến hết tháng 6/2024 
Bảng 9: Số lượng, vốn, lao động của doanh nghiệp lĩnh vực vận tải, kho bãi đăng ký thành lập mới trong 6 tháng năm 2024 so với 6 tháng năm 2023 
Bảng 10: Biến động doanh nghiệp lĩnh vực vận tải, kho bãi (ngừng hoạt động, giải thể) trong 6 tháng năm 2024 so với 6 tháng năm 2023 
 
DANH MỤC HỘP 
Hộp 1: Giá cước vận chuyển đường biển trên một số tuyến, làn chính trong tháng 6/2024 
Hộp 2: Tình hình hủy chuyến trên các tuyến đường chính từ đầu tháng 7 đến đầu tháng 8/2024 
Hộp 3: Một số xu hướng và cần lưu ý đối với lĩnh vực logistics của Việt Nam trong nửa cuối năm 2024 
Hộp 4: Quy định về giá dịch vụ bốc dỡ container tại cảng biển Việt Nam áp dụng từ 1/7/2024 
Hộp 5: Xu hướng tập trung hàng nguy hiểm ở các khu vực riêng tại các Cảng 
Hộp 6: Xu hướng thị trường chuyển phát nhanh, chuyển phát nhanh và bưu kiện (CEP) tại Việt Nam 
Hộp 7:Thí điểm Khu thương mại tự do Đà Nẵng: Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam 
 
DANH MỤC HÌNH 
Hình 1: Cảng biển Cái Mép thường xuyên được xếp thứ hạng cao trong các cảng container hiệu quả toàn cầu 
Hình 2:Hệ thống kho bãi tại cảng Chu Lai có tổng diện tích hơn 300.000 m2 
Hình 3: Bãi container tại cảng biển Hải Phòng 
Hình 4: Bãi hàng nguy hiểm tại cảng TCHP – Cát Lái Terminal D 
Hình 5: Cảng Phước An dự kiến sẽ đưa vào khai thác 2 bến cảng từ tháng 7/2024 
Hình 6: Robot tự động khổng lồ của Dexory tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo