Nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp logistics (tập trung vào vận tải và kho bãi) tại Việt Nam và triển vọng, phát hành tháng 3/2022 được xây dựng trên cơ sở các thông tin về thị trường doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 trên thế giới và Việt Nam. Đây là giai đoạn đặc thù với những tác động khác nhau của dịch bệnh đến mỗi lĩnh vực (ví dụ các doanh nghiệp ngành hàng không bị ảnh hưởng lớn trong khi một số ngành khác như vận tải hàng hóa đường sắt, logistics phục vụ thương mại điện tử có thuận lợi hơn). Từ năm 2022, khi các nước trên thế giới bắt đầu mở lại các tuyến bay quốc tế, phân khúc logistics hàng không có thể bước vào giai đoạn “tươi sáng hơn”.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng một số xu hướng đã định hình trong hơn 2 năm qua sẽ không mất đi sau đại dịch, ví dụ logistics phục vụ thương mại điện tử, chuỗi lạnh hay mức độ tự động hóa và những giao dịch hạn chế tiếp xúc. 

Do đó để đảm bảo tính tổng thể, ngoài các thống kê về kết quả chúng tôi trình bày cả những đặc điểm chung và môi trường pháp lý liên quan, phân tích những tác động từ nhiều yếu tố khác nhau đến mỗi phân khúc vận tải và kho bãi (chia thành từng phân khúc nhỏ). Đồng thời trên cơ sở dự báo về thị trường trong nước và quốc tế cũng như các định hướng, quy hoạch, dự án cơ sở hạ tầng của Việt Nam để đưa ra một số nhận định về triển vọng đối với mỗi phân khúc của ngành trong thời gian tới. 

Lưu ý về tính cập nhật và phạm vi của dữ liệu

Ngoài các dữ liệu tổng hợp được tính toán và công bố bởi các cơ quan chức năng, hiệp hội và các tổ chức nghiên cứu thị trường uy tín, hoạt động thu thập dữ liệu thị trường, doanh nghiệp được thực hiện trong năm 2021, hoàn thiện vào tháng 02/2022,  các dữ liệu về mỗi phân khúc và doanh nghiệp là số liệu thực tế, không dựa trên việc ước tính tương đối theo mẫu điều tra. 

Nếu Quý độc giả muốn có sự so sánh giữa giai đoạn được đánh giá là “bình thường” trước khi dịch bệnh xảy ra (năm 2019) và giai đoạn dịch bệnh (2020-quý I/2022), vui lòng tham khảo thêm cả phiên bản “Thông tin tổng quan doanh nghiệp ngành logistics (kho bãi và vận tải) trên thị trường Việt Nam và triển vọng” phát hành tháng 5/2021.
Trân trọng cám ơn sự quan tâm của Quý độc giả. 

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH

PHẦN I. ĐẶC ĐIỂM VÀ BIẾN ĐỘNG TỪ KHI XUẤT HIỆN DỊCH BỆNH COVID-19 (KỲ KHẢO SÁT TỪ ĐẦU NĂM 2020 ĐẾN ĐẦU NĂM 2022) 
1. Tình hình chung
1.1. Đặc điểm thị trường và môi trường pháp lý liên quan
1.1.1.Dịch vụ logistics và kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam 
1.1.2. Về nhu cầu, lĩnh vực phục vụ 
1.1.3. Về môi trường kinh doanh: 
1.1.4. Về năng lực cung cấp dịch vụ và mức độ cạnh tranh: 
1.1.5. Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam: 
1.2. Biến động doanh nghiệp và lao động:
2. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kho bãi
2.1. Tổng quan về doanh nghiệp dịch vụ kho bãi và tình hình kinh doanh trong kỳ khảo sát 2020-2021
2.2. Tình hình đặc thù của lĩnh vực dịch vụ kho ngoại quan
2.2.1. Vai trò và các quy định pháp lý liên quan
2.2.2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kho ngoại quan
2.2.3. Một số kho ngoại quan mới được công nhận trong năm 2021 và 2022
2.3. Tình hình đặc thù của lĩnh vực dịch vụ kho lạnh và kho khác
3. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics vận tải trong kỳ khảo sát 2020-2021 và các thông tin liên quan cập nhật trong quý I/2022 
3.1. Tổng quan về doanh nghiệp vận tải 
3.2. Doanh nghiệp vận tải đường bộ 
3.3. Doanh nghiệp vận tải đường hàng không 
3.4. Doanh nghiệp vận tải đường thủy nội địa 
3.5. Doanh nghiệp vận tải đường biển 
3.6. Doanh nghiệp vận tải đường sắt 
3.7. Tương quan quy mô doanh thu của các doanh nghiệp vận tải theo từng loại hình vận tải 
PHẦN II. TRIỂN VỌNG 
1. Triển vọng chung 
2. Về lĩnh vực vận tải 
2.1. Vận tải đường bộ 
2.2. Vận tải đường sắt 
2.4. Vận tải đường biển
2.4. Vận tải hàng không 
2.5. Vận tải thủy nội địa 
2.4 Về kho bãi 
  
DANH MỤC BẢNG 
Bảng 1: Danh mục các dịch vụ logistics theo quy định hiện hành tại Việt Nam 
Bảng 2: Số lượng, vốn, lao động của doanh nghiệp lĩnh vực vận tải, kho bãi đăng ký thành lập mới năm 2021 so cùng kỳ 2020 
Bảng 3: Biến động doanh nghiệp lĩnh vực vận tải kho bãi (ngừng hoạt động, giải thể) trong năm 2021 so với năm 2020 
Bảng 4: Số lượng, vốn, lao động của doanh nghiệp lĩnh vực vận tải, kho bãi đăng ký thành lập mới 2 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021 
Bảng 5: Biến động doanh nghiệp lĩnh vực vận tải kho bãi (ngừng hoạt động, giải thể) trong 2 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021 
Bảng 6: Nhóm 20 doanh nghiệp logistics kho bãi dẫn đầu thị trường về doanh thu (chia theo loại hình kho) (theo kỳ khảo sát 2020-2021) 
Bảng 7: Điều kiện kinh doanh kho ngoại quan, địa điểm thu gom hàng lẻ 
Bảng 8: Nhóm 20 doanh nghiệp vận tải dẫn đầu thị trường về doanh thu (chia theo loại hình vận tải) lớn tới đầu năm 2021 
 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 
Biểu đồ 1: 10 doanh nghiệp kinh doanh Kho bãi có doanh thuần thu lớn (theo kỳ khảo sát 2020-2021) 
Biểu đồ 2: Doanh nghiệp kinh doanh Kho ngoại quan có doanh thu thuần lớn (theo kỳ khảo sát 2020-2021) 
Biểu đồ 3: Doanh nghiệp kinh doanh Kho đông lạnh có doanh thu thuần lớn (theo kỳ khảo sát 2020-2021) 
Biểu đồ 4: Doanh nghiệp kinh doanh Kho khác có doanh thu thuần lớn (theo kỳ khảo sát 2020-2021) 
Biểu đồ 5: 10 doanh nghiệp vận tải hàng hóa có doanh thuần thu lớn, kỳ khảo sát 2020-2021 
Biểu đồ 9: Doanh nghiệp vận tải hàng hóa Đường bộ có doanh thu thuần lớn lớn kỳ khảo sát 2020-2021 
Biểu đồ 6: Doanh nghiệp vận tải hàng hóa Đường hàng không có doanh thu thuần lớn kỳ khảo sát 2020-2021 
Biểu đồ 7: Doanh nghiệp vận tải hàng hóa Đường thủy nội địa có doanh thu thuần lớn kỳ khảo sát 2020-2021 
Biểu đồ 8: Doanh nghiệp vận tải hàng hóa Ven biển và viễn dương có doanh thu thuần lớn kỳ khảo sát 2020-2021 
Biểu đồ 10: Doanh nghiệp vận tải hàng hóa Đường sắt có doanh thu thuần lớn lớn kỳ khảo sát 2020-2021 
 
DANH MỤC HỘP 
Hộp 1: Giới hạn trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam 
Hộp 2: Điều kiện công nhận kho hàng không kéo dài 
Hộp 3: Kho ngoại quan của VNPost tại Vĩnh Phúc và Hà Nam 
Hộp 4: Quy hoạch các kết nối quốc tế của đường sắt Việt Nam nhằm thúc đẩy vận tải hàng hóa liên vận 
Hộp 5: Nghiên cứu phát triển đội tàu biển quốc tế để tăng thị phần của DN Việt Nam trong vận tải biển 
Hộp 6: Lợi ích về nhiên liệu và môi trường tạo triển vọng cho vận tải đường thủy nội địa trong thời gian tới