Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Vương quốc Anh:
Vương quốc Anh là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với thủy sản của Việt Nam, nằm trong danh sách 10 thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam
Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Vương quốc Anh trong 2 tháng đầu năm 2022 giảm so với tháng liền trước đó nhưng đều tăng so với cùng kỳ năm 2021, đặc biệt mặt hàng tôm sú tăng trưởng ấn tượng 55% so với 2 tháng đầu năm 2021. Đến tháng 3 và tháng 4/2022, xuất khẩu tăng trở lại so với 2 tháng đầu năm nhưng lại thấp hơn mức của cùng kỳ năm trước.
Trong 4 tháng đầu năm 2022, thủy sản là mặt hàng có trị giá xuất khẩu lớn thứ 7 trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc, chiếm 4,83% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Anh quốc đạt 93,46 triệu USD, tăng 5,63% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong 4 tháng đầu năm, tôm vẫn là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất về trị giá xuất khẩu sang thị trường này. Ngoài ra, cá tra cũng được xuất khẩu sang thị trường này với sự góp mặt của khoảng 30 doanh nghiệp. Nhu cầu cá thịt trắng tăng trong khi nguồn cung hạn chế là điều kiện thuận lợi cho các tra Việt Nam tại thị trường Vương quốc Anh trong những tháng đầu năm.
Thị trường thủy sản và thủy sản nhập khẩu vào Vương quốc Anh:
Lạm phát gia tăng khiến người tiêu dùng Vương quốc Anh hiện tại rất quan tâm đến chi phí, nhưng vẫn ưu tiên các sản phẩm tốt cho chế độ dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của họ. Theo dữ liệu của Mintel, mức tiêu thụ thủy sản hàng tuần trung bình của mỗi người tiêu dùng Anh là 109 gamv và 52% người nói rằng họ cố gắng ăn hai phần hải sản mỗi tuần.
Trước khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra và tác động mạnh mẽ đến thị trường tiêu thụ thủy sản của Vương quốc Anh, tổng lượng cá nhập khẩu của Vương quốc Anh lên tới 228 nghìn tấn trong năm 2019. Loại cá nhập khẩu số một là cá hồi.
Tuy nhiên đến năm 2020, dịch bệnh COVID-19 lan sang châu Âu và tác động sâu rộng đến thị trường thủy sản nước này. Cung và cầu thủy sản ở Vương quốc Anh, thị trường bị thách thức đáng kể bởi đại dịch COVID-19 vào năm 2020. Dữ liệu từ chuỗi giá trị do tổ chức Seafish công bố cho thấy vào năm 2020, nguồn cung thủy sản cho người tiêu dùng ở Vương quốc Anh trị giá 4,8 tỷ GBP (tương đương 6,6 tỷ USD hoặc 5,6 tỷ EUR), thấp hơn 11% so với năm 2019, với mức giảm từ tất cả các kênh.
Hàng nhập khẩu chiếm tới 68% doanh số bán thủy sản tại thị trường Anh. Iceland, Trung Quốc, Việt Nam, Thụy Điển và Đan Mạch là những nguồn nhập khẩu thủy sản hàng đầu cho thị trường Vương quốc Anh. Xét về mặt hàng thì cá ngừ, cá tuyết, cá hồi, cá tuyết chấm đen và tôm là những sản phẩm có khối lượng tiêu thụ lớn.
Các siêu thị và cửa hàng tạp hóa, tiện ích, cửa hàng chuyên về thủy, hải sản, chuỗi siêu thị giảm giá tiếp tục là kênh phân phối đáng lưu tâm trong bối cảnh người tiêu dùng phải đối mặt với lạm phát tại thị trường Anh quốc trong năm 2022. Tuy nhiên, các nhà phân phối này ngày càng khắt khe trong chính sách thu mua (mua hàng, nhập khẩu) và có cam kết mạnh mẽ hơn về phát triển bền vững (như trường hợp của ALDI và TESCO đã phân tích ở trên). Trong bối cảnh đó, để khai thác tốt kênh phân phối này tại thị trường Anh, đặc biệt là tận dụng cơ hội từ UKVFTA, các DN chế biến, xuất khẩu và người nuôi trồng thủy sản cần tự giác thực hiện nghiêm túc và tuân thủ chặt chẽ các quy định về truy xuất nguồn gốc.
Quy định chính sách:
Một danh sách đầy đủ các cơ sở ở Anh và xứ Wales đã được phê duyệt để xử lý, sơ chế hoặc sản xuất, chế biến thủy sản. Bảng thống kê nhanh hàng tháng, với dữ liệu từ tháng 1 năm 2018 đến tháng hiện hành cũng được cập nhật liên tục. Tính đến tháng 5 năm 2022, danh sách này chứa thông tin chi tiết về các cơ sở ở toàn Vương quốc Anh (Vui lòng Liên hệ với Trung tâm Thông tin CN&TM- Bộ Công Thương để được cung cấp danh sách chi tiết và cập nhật liên tục các cơ sở này).
Để nhập khẩu hầu hết các loại thủy, hải sản vào Vương quốc Anh từ một quốc gia khác (không bao gồm cá của EU vào Bắc Ireland), cần phải có giấy chứng nhận khai thác đã được xác thực từ cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu cá được đăng ký hoặc cấp phép.
Vương quốc Anh là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với thủy sản của Việt Nam, nằm trong danh sách 10 thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam
Tính toán từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu thủy sản sang thị trường Vương quốc Anh trong 2 tháng đầu năm 2022 giảm so với tháng liền trước đó nhưng đều tăng so với cùng kỳ năm 2021, đặc biệt mặt hàng tôm sú tăng trưởng ấn tượng 55% so với 2 tháng đầu năm 2021. Đến tháng 3 và tháng 4/2022, xuất khẩu tăng trở lại so với 2 tháng đầu năm nhưng lại thấp hơn mức của cùng kỳ năm trước.
Trong 4 tháng đầu năm 2022, thủy sản là mặt hàng có trị giá xuất khẩu lớn thứ 7 trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Anh quốc, chiếm 4,83% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Anh quốc đạt 93,46 triệu USD, tăng 5,63% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong 4 tháng đầu năm, tôm vẫn là nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất về trị giá xuất khẩu sang thị trường này. Ngoài ra, cá tra cũng được xuất khẩu sang thị trường này với sự góp mặt của khoảng 30 doanh nghiệp. Nhu cầu cá thịt trắng tăng trong khi nguồn cung hạn chế là điều kiện thuận lợi cho các tra Việt Nam tại thị trường Vương quốc Anh trong những tháng đầu năm.
Thị trường thủy sản và thủy sản nhập khẩu vào Vương quốc Anh:
Lạm phát gia tăng khiến người tiêu dùng Vương quốc Anh hiện tại rất quan tâm đến chi phí, nhưng vẫn ưu tiên các sản phẩm tốt cho chế độ dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của họ. Theo dữ liệu của Mintel, mức tiêu thụ thủy sản hàng tuần trung bình của mỗi người tiêu dùng Anh là 109 gamv và 52% người nói rằng họ cố gắng ăn hai phần hải sản mỗi tuần.
Trước khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra và tác động mạnh mẽ đến thị trường tiêu thụ thủy sản của Vương quốc Anh, tổng lượng cá nhập khẩu của Vương quốc Anh lên tới 228 nghìn tấn trong năm 2019. Loại cá nhập khẩu số một là cá hồi.
Tuy nhiên đến năm 2020, dịch bệnh COVID-19 lan sang châu Âu và tác động sâu rộng đến thị trường thủy sản nước này. Cung và cầu thủy sản ở Vương quốc Anh, thị trường bị thách thức đáng kể bởi đại dịch COVID-19 vào năm 2020. Dữ liệu từ chuỗi giá trị do tổ chức Seafish công bố cho thấy vào năm 2020, nguồn cung thủy sản cho người tiêu dùng ở Vương quốc Anh trị giá 4,8 tỷ GBP (tương đương 6,6 tỷ USD hoặc 5,6 tỷ EUR), thấp hơn 11% so với năm 2019, với mức giảm từ tất cả các kênh.
Hàng nhập khẩu chiếm tới 68% doanh số bán thủy sản tại thị trường Anh. Iceland, Trung Quốc, Việt Nam, Thụy Điển và Đan Mạch là những nguồn nhập khẩu thủy sản hàng đầu cho thị trường Vương quốc Anh. Xét về mặt hàng thì cá ngừ, cá tuyết, cá hồi, cá tuyết chấm đen và tôm là những sản phẩm có khối lượng tiêu thụ lớn.
Các siêu thị và cửa hàng tạp hóa, tiện ích, cửa hàng chuyên về thủy, hải sản, chuỗi siêu thị giảm giá tiếp tục là kênh phân phối đáng lưu tâm trong bối cảnh người tiêu dùng phải đối mặt với lạm phát tại thị trường Anh quốc trong năm 2022. Tuy nhiên, các nhà phân phối này ngày càng khắt khe trong chính sách thu mua (mua hàng, nhập khẩu) và có cam kết mạnh mẽ hơn về phát triển bền vững (như trường hợp của ALDI và TESCO đã phân tích ở trên). Trong bối cảnh đó, để khai thác tốt kênh phân phối này tại thị trường Anh, đặc biệt là tận dụng cơ hội từ UKVFTA, các DN chế biến, xuất khẩu và người nuôi trồng thủy sản cần tự giác thực hiện nghiêm túc và tuân thủ chặt chẽ các quy định về truy xuất nguồn gốc.
Quy định chính sách:
Một danh sách đầy đủ các cơ sở ở Anh và xứ Wales đã được phê duyệt để xử lý, sơ chế hoặc sản xuất, chế biến thủy sản. Bảng thống kê nhanh hàng tháng, với dữ liệu từ tháng 1 năm 2018 đến tháng hiện hành cũng được cập nhật liên tục. Tính đến tháng 5 năm 2022, danh sách này chứa thông tin chi tiết về các cơ sở ở toàn Vương quốc Anh (Vui lòng Liên hệ với Trung tâm Thông tin CN&TM- Bộ Công Thương để được cung cấp danh sách chi tiết và cập nhật liên tục các cơ sở này).
Để nhập khẩu hầu hết các loại thủy, hải sản vào Vương quốc Anh từ một quốc gia khác (không bao gồm cá của EU vào Bắc Ireland), cần phải có giấy chứng nhận khai thác đã được xác thực từ cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu cá được đăng ký hoặc cấp phép.