Thị trường Anh quốc chiếm một tỷ lệ khiêm tốn là 0,53% tổng trị giá xuất khẩu rau quả của Việt Nam ra thế giới; đồng thời rau quả cũng chỉ chiếm 0,31% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này trong 6 tháng đầu năm 2022.
Cạnh tranh: Thị phần của rau quả Việt Nam tại thị trường Anh quốc cũng còn rất khiêm tốn. 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này đạt 8,94 triệu USD (tương đương với khoảng 7 triệu bảng Anh), tức là chiếm khoảng 1,07% tổng trị giá nhập khẩu rau quả vào thị trường Anh quốc trong cùng thời gian. Tại thị trường này, rau quả của Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt trong phân khúc rau quả nhiệt đới, với các sản phẩm đến từ châu Á (Thái Lan, Trung Quốc) và một số sản phẩm đến châu Phi và châu Mỹ La Tinh.
Cập nhật diễn biến và xu hướng trên thị trường rau quả Anh quốc:
Với căng thẳng tại Ukraine tiếp tục ảnh hưởng đến giá nông sản và vật tư nông nghiệp, chi phí vận chuyển rau quả đã gia tăng mạnh, nhiều siêu thị thông báo giá rau quả tăng ngay từ khâu thu mua. Chi phí sinh hoạt đang ảnh hưởng đến cả nhu cầu bán lẻ và khách sạn, khiến lượng mua có thể giảm sút trong thời gian tới.
Phân khúc hàng giảm giá là kênh phát triển nhanh nhất trong năm nay; mua sắm hàng tạp hóa trực tuyến vẫn ổn định sau khi đạt được mức tăng trưởng chưa từng có trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, Vương quốc Anh đang trải qua cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt với chi phí thực phẩm, năng lượng và nhiên liệu tăng cao dẫn đến lạm phát ở Anh đạt mức cao nhất trong 40 năm là 9,1%. Người tiêu dùng sẽ có thu nhập khả dụng ít hơn với nên đa số cân nhắc lựa chọn những gì họ cần nhất khi chi tiêu. Mặc dù vậy, do ý thức cao về vấn đề sức khỏe, đặc biệt là những gì đã trải qua suốt thời kỳ đại dịch khiến các sản phẩm an toàn và lành mạnh, không biến đổi gen và tiện lợi cũng như các sản phẩm thuần chay, bền vững và thân thiện với môi trường trở thành những động lực chính trong ngành bán lẻ rau quả của Vương quốc Anh.
Tình hình các kênh phân phối, tiêu thụ tại trường Vương quốc Anh:
Tập đoàn siêu thị Aldi (Vương quốc Anh) đang thúc đẩy xu hướng bó hoa bằng trái cây để giúp người tiêu dùng tăng trải nghiệm khi tiêu thụ rau quả hoặc sử dụng trái cây để làm các món quà tặng, hoặc trang trí trong các bữa tiệc vào các kỳ nghỉ lễ. Sử dụng cách sắp xếp trái cây còn nguyên quả và/hoặc trái cây đã cắt để trang trí như một bó hoa đang trở thành một cơn sốt lan truyền, chiếm lĩnh TikTok với 30,4 triệu lượt xem video giới thiệu về dòng sản phẩm này của Aldi.
Các nhà xuất khẩu rau quả trước tiên cần quyết định phân khúc hoặc địa bàn cụ thể tại thị trường Vương quốc Anh mà họ muốn thâm nhập và liệu các sản phẩm nên mang nhãn hiệu riêng hay nhà xuất khẩu chỉ cung cấp nguồn cung đầu vào cho các nhà phân phối (thường là các siêu thị lớn) sau đó sản phẩm sẽ được đóng gói và bán với nhãn hiệu của nhà phân phối.
Cập nhật các quy định, chính sách
Các hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp trong lĩnh vực rau quả của Vương quốc Anh đang được đề nghị tham gia chương trình tham vấn của Bộ Môi trường, thực phẩm và nông thôn (DEFRA) nhằm tìm kiếm quan điểm về các lựa chọn khác nhau để cải thiện việc báo cáo chất thải thực phẩm của các doanh nghiệp thực phẩm lớn ở Anh.
Các nhà xuất khẩu của Việt Nam nên phối hợp chặt chẽ với nhà nhập khẩu Vương quốc Anh để làm việc và tham vấn các văn phòng Tiêu chuẩn Thương mại tại địa phương khi giới thiệu sản phẩm ra thị trường này.
Dư lượng thuốc trừ sâu trong các sản phẩm rau quả được tiêu thụ tại Vương quốc Anh được giám sát thông qua một chương trình giám sát chính thức do Cục Quy định Hóa chất (CRD) thực hiện và được giám sát bởi Ủy ban Chuyên gia Defra về Dư lượng Thuốc trừ sâu trong Thực phẩm (PriF). Kết quả giám sát được PRiF công bố hàng quý và hàng năm. Nếu việc giám sát cho thấy mối lo ngại tiềm ẩn về việc sử dụng sản phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu của người tiêu dùng, thì việc đánh giá rủi ro chi tiết sẽ được thực hiện bởi các chuyên gia CRD, tiếp sau đó là các hành động cần thiết do CRD thực hiện, dưới sự giám sát của PRiF để đảm bảo hàng hóa an toàn cho người tiêu dùng và vật nuôi tại Anh.
Cạnh tranh: Thị phần của rau quả Việt Nam tại thị trường Anh quốc cũng còn rất khiêm tốn. 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường này đạt 8,94 triệu USD (tương đương với khoảng 7 triệu bảng Anh), tức là chiếm khoảng 1,07% tổng trị giá nhập khẩu rau quả vào thị trường Anh quốc trong cùng thời gian. Tại thị trường này, rau quả của Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt trong phân khúc rau quả nhiệt đới, với các sản phẩm đến từ châu Á (Thái Lan, Trung Quốc) và một số sản phẩm đến châu Phi và châu Mỹ La Tinh.
Cập nhật diễn biến và xu hướng trên thị trường rau quả Anh quốc:
Với căng thẳng tại Ukraine tiếp tục ảnh hưởng đến giá nông sản và vật tư nông nghiệp, chi phí vận chuyển rau quả đã gia tăng mạnh, nhiều siêu thị thông báo giá rau quả tăng ngay từ khâu thu mua. Chi phí sinh hoạt đang ảnh hưởng đến cả nhu cầu bán lẻ và khách sạn, khiến lượng mua có thể giảm sút trong thời gian tới.
Phân khúc hàng giảm giá là kênh phát triển nhanh nhất trong năm nay; mua sắm hàng tạp hóa trực tuyến vẫn ổn định sau khi đạt được mức tăng trưởng chưa từng có trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, Vương quốc Anh đang trải qua cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt với chi phí thực phẩm, năng lượng và nhiên liệu tăng cao dẫn đến lạm phát ở Anh đạt mức cao nhất trong 40 năm là 9,1%. Người tiêu dùng sẽ có thu nhập khả dụng ít hơn với nên đa số cân nhắc lựa chọn những gì họ cần nhất khi chi tiêu. Mặc dù vậy, do ý thức cao về vấn đề sức khỏe, đặc biệt là những gì đã trải qua suốt thời kỳ đại dịch khiến các sản phẩm an toàn và lành mạnh, không biến đổi gen và tiện lợi cũng như các sản phẩm thuần chay, bền vững và thân thiện với môi trường trở thành những động lực chính trong ngành bán lẻ rau quả của Vương quốc Anh.
Tình hình các kênh phân phối, tiêu thụ tại trường Vương quốc Anh:
Tập đoàn siêu thị Aldi (Vương quốc Anh) đang thúc đẩy xu hướng bó hoa bằng trái cây để giúp người tiêu dùng tăng trải nghiệm khi tiêu thụ rau quả hoặc sử dụng trái cây để làm các món quà tặng, hoặc trang trí trong các bữa tiệc vào các kỳ nghỉ lễ. Sử dụng cách sắp xếp trái cây còn nguyên quả và/hoặc trái cây đã cắt để trang trí như một bó hoa đang trở thành một cơn sốt lan truyền, chiếm lĩnh TikTok với 30,4 triệu lượt xem video giới thiệu về dòng sản phẩm này của Aldi.
Các nhà xuất khẩu rau quả trước tiên cần quyết định phân khúc hoặc địa bàn cụ thể tại thị trường Vương quốc Anh mà họ muốn thâm nhập và liệu các sản phẩm nên mang nhãn hiệu riêng hay nhà xuất khẩu chỉ cung cấp nguồn cung đầu vào cho các nhà phân phối (thường là các siêu thị lớn) sau đó sản phẩm sẽ được đóng gói và bán với nhãn hiệu của nhà phân phối.
Cập nhật các quy định, chính sách
Các hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp trong lĩnh vực rau quả của Vương quốc Anh đang được đề nghị tham gia chương trình tham vấn của Bộ Môi trường, thực phẩm và nông thôn (DEFRA) nhằm tìm kiếm quan điểm về các lựa chọn khác nhau để cải thiện việc báo cáo chất thải thực phẩm của các doanh nghiệp thực phẩm lớn ở Anh.
Các nhà xuất khẩu của Việt Nam nên phối hợp chặt chẽ với nhà nhập khẩu Vương quốc Anh để làm việc và tham vấn các văn phòng Tiêu chuẩn Thương mại tại địa phương khi giới thiệu sản phẩm ra thị trường này.
Dư lượng thuốc trừ sâu trong các sản phẩm rau quả được tiêu thụ tại Vương quốc Anh được giám sát thông qua một chương trình giám sát chính thức do Cục Quy định Hóa chất (CRD) thực hiện và được giám sát bởi Ủy ban Chuyên gia Defra về Dư lượng Thuốc trừ sâu trong Thực phẩm (PriF). Kết quả giám sát được PRiF công bố hàng quý và hàng năm. Nếu việc giám sát cho thấy mối lo ngại tiềm ẩn về việc sử dụng sản phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu của người tiêu dùng, thì việc đánh giá rủi ro chi tiết sẽ được thực hiện bởi các chuyên gia CRD, tiếp sau đó là các hành động cần thiết do CRD thực hiện, dưới sự giám sát của PRiF để đảm bảo hàng hóa an toàn cho người tiêu dùng và vật nuôi tại Anh.