Theo số liệu của Tổng cục hải quan, tháng 10/2022, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả sang Vương quốc Anh đạt 2,09 triệu USD, tăng 49,9% so với tháng trước nhưng giảm 17,18% so với tháng 10/2021. Tính chung 10 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 17,52 triệu USD, tăng 14,93% so với cùng kỳ năm trước. Chủng loại rau quả của Việt Nam xuất khẩu chính sang Vương quốc Anh trong tháng 10/2022 là HS 200819 (loại khác của quả hạch, lạc và hạt khác, đã hoặc chưa pha trộn với nhau, kể cả hỗn hợp); HS 080212 (quả hạnh nhân đã bóc vỏ); HS 200820 (dứa)
Ở nhiều ngược lại, nhập khẩu rau quả từ Vương quốc Anh vào Việt nam hay xuất khẩu rau quả của Vương quốc Anh sang Việt Nam chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng xuất khẩu của nước này và tập trung vào các nhóm: HS 0713 (các loại đậu khô, đã bóc vỏ quả, đã hoặc chưa bóc vỏ hạt hoặc làm vỡ hạt); HS 0814 (vỏ các loại quả thuộc họ cam quýt, hoặc các loại dưa (kể cả dưa hấu), tươi, đông lạnh, khô hoặc bảo quản tạm thời trong nước muối…); HS 2005 (rau khác, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác trừ bảo quản bằng giấm hoặc axít axetic, không đông lạnh, trừ các sản phẩm thuộc nhóm 20.06.); HS 2008 (quả, quả hạch và các phần khác ăn được của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác hoặc); HS 2009 (các loại nước ép trái cây (kể cả hèm nho) và nước rau ép, chưa lên men và chưa pha thêm rượu, đã hoặc chưa pha thêm đường chất làm ngọt khác).
Phân tích cạnh tranh: 
Tại thị trường Vương quốc Anh, rau quả của Việt Nam phải cạnh tranh với nguồn cung từ hàng trăm thị trường khác. Thị phần của rau quả Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu rau quả vào thị trườngVương quốc Anh mới chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn là 0,13%. Mặc dù Vương quốc Anh đã rời EU nhưng do yếu tố địa lý gần nhau, thị hiếu và tiêu chuẩn tương đồng nên các nước EU vẫn là nguồn cung ứng rau quả vào thị trường Vương quốc Anh. Ngoài khu vực EU, Nam Phi và Morroco (Ma-rốc) lần lượt chiếm 5,5% và 3.44% thị phần hàng rau quả nhập khẩu vào Vương quốc Anh trong 9 tháng đầu năm 2022. 
Quy định, chính sách đối với sản phẩm rau quả nhập khẩu vào Vương quốc Anh: 
Như đã đề cập trong các báo cáo trước, nhập khẩu trái cây và rau quả (sản phẩm tươi, khô, đóng hộp, chế biến, sơ chế hoặc đông lạnh) từ nước ngoài nhìn chung phải đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh giống nhau và trải qua các quy trình an toàn giống như thực phẩm được sản xuất tại Vương quốc Anh.
Nhưng cần lưu ý rằng một số sản phẩm được coi là “rủi ro cao hơn” chỉ có thể vào Vương quốc Anh thông qua các cảng và sân bay cụ thể được các Trạm Kiểm soát Biên giới (BCP) ủy quyền, nơi các biện pháp kiểm soát chính thức sẽ được thực hiện. Sản phẩm rau quả có 'rủi ro cao hơn' có thể là thức ăn cho người hoặc  thức ăn chăn nuôi hoặc nguyên liệu để sản xuất thực phẩm được biết là có nguy cơ hoặc đang nổi lên đối với sức khỏe cộng đồng. Nguy cơ này không chỉ đến từ các yếu tố dịch hại (ví dụ chứa dịch bệnh, côn tròng, thuốc trừ sâu) mà có thể liên quan đến các loại chất phụ gia có nguy cơ gây hại cho sức khỏe người dùng nếu được sử dụng (dù ở bất kỳ hàm lượng nào) hoặc vượt quá hàm lượng cho phép. 


NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
TÓM TẮT 
PHẦN I. TÌNH HÌNH GIAO THƯƠNG ĐỐI VỚI NGÀNH HÀNG RAU QUẢ TRONG HIỆP ĐỊNH UKVFTA 
1 Phân tích hoạt động xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong UKVFTA
1.1. Diễn biến xuất khẩu: 
1.2. Vai trò của thị trường Vương quốc Anh trong xuất khẩu rau quả của Việt Nam: 
1.3. Phân tích cạnh tranh: 
2 Phân tích tình hình thương mại và thị trường rau quả của Vương quốc Anh
2.1. Cập nhật tình hình thị trường rau quả Vương quốc Anh và các xu hướng chính 
2.2. Tình hình nhập khẩu rau quả của Vương quốc Anh 
2.3. Tình hình xuất khẩu rau quả của Vương quốc Anh 
3 Tham khảo thông tin về các đối tác, doanh nghiệp trong lĩnh vực rau quả tại Vương Quốc Anh
3.1. Thông tin về các tổ chức hiệp hội, ngành hàng 
3.2. Cập nhật thông tin đối tác, doanh nghiệp 
PHẦN II. CẬP NHẬT CÁC QUY ĐỊNH, CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH HÀNG RAU QUẢ TẠI VƯƠNG QUỐC ANH 
1 Quy định, chính sách về nhập khẩu rau quả vào Vương quốc Anh
2 Chính sách liên quan tác động đến ngành hàng
2.1. Chính phủ Vương quốc Anh cung cấp rau quả tươi dạng “đơn thuốc theo toa” để trong chương trình y tế cộng đồng 
2.2. Chính phủ Vương quốc Anh gia hạn thời gian áp dụng nhãn hiệu UKCA cho sản xuất hàng hóa
2.3. Rà soát cơ cấu sản phẩm rau quả trong các chế độ dinh dưỡng được quảng cáo bởi các doanh nghiệp
 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 
Biểu đồ 1: Xuất khẩu rau quả sang thị trường Vương quốc Anh hàng tháng năm 2021 và năm 2022 
Biểu đồ 2: Tỷ trọng của xuất khẩu rau quả sang thị trường Vương quốc Anh trong tổng xuất khẩu rau quả của Việt Nam ra thế giới, hàng tháng năm 2022 
Biểu đồ 3: Cơ cấu thị trường cung ứng rau quả nhập khẩu vào Vương quốc Anh 
Biểu đồ 4: Tỷ trọng rau quả của Vương quốc Anh xuất khẩu sang các thị trường 
 
DANH MỤC BẢNG 
Bảng 1: Top 25 thị trường Vương quốc Anh nhập khẩu rau quả trong tháng 9/2022 
Bảng 2: Chủng loại rau quả của Vương quốc Anh nhập khẩu trong tháng 9 và 9 tháng năm 2022 
Bảng 3: Chủng loại rau quả của Vương quốc Anh xuất khẩu trong tháng 9 và 9 tháng năm 2022 
Bảng 4: Top 25 thị trường Vương quốc Anh xuất khẩu rau quả trong tháng 9/2022 
Bảng 5: Danh sách doanh nghiệp của Vương quốc Anh nhập khẩu rau quả theo mã HS 07.10.80 (mã HS này doanh nghiệp Việt Nam có xuất khẩu)