Xuất khẩu dệt may Việt Nam chiếm 5,2% thị phần toàn cầu. Năm 2021 Việt Nam đứng thứ 4 trong tốp 10 quốc gia xuất khẩu hàng may mặc (sau Trung Quốc, EU, Bangladesh) và đứng thứ 7 xuất khẩu hàng dệt trên thế giới (sau Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan và Hoa Kỳ).
Tuy nhiên, hiện nay xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Anh chỉ chiếm 2,28% tổng lượng nhập khẩu vào thị trường này. Anh nhập nhiều nhất từ Trung Quốc (tỷ trọng 19,06%), Bangladesh (tỷ trọng 16,1%), Ấn Độ (tỷ trọng 6,9%). Trong 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu nhóm hàng dệt may của Việt Nam sang Anh đạt 378,3 triệu USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu này khá khiêm tốn và còn Vương quốc Anh vẫn luôn là một thị trường nhiều tiềm năng đối với ngành dệt may, đặc biệt sau khi Anh rời bỏ EU, điều này đã tạo cơ hội cho hai bên có những ký kết song phương phù hợp với đặc điểm kinh tế, cũng như nhu cầu và khả năng của mỗi quốc gia.
Cập nhật quy định, chính sách
Hải quan Anh cho biết những thay đổi trong thủ tục thông quan có hiệu lực từ 1/1/2022. Theo đó, những thay đổi tập trung ở một số lĩnh vực như: Thủ tục khai hải quan; Kiểm soát thông quan; Mã hàng hóa
 Các quy định về dán nhãn hàng hóa Nước Anh yêu cầu hàng hóa phải có nhãn mác thể hiện nguồn gốc, cân nặng, kích thước và thành phần cấu tạo của sản phẩm để bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. 

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
TÓM TẮT 
PHẦN I. TÌNH HÌNH GIAO THƯƠNG VỚI NGÀNH HÀNG DỆT MAY TRONG HIỆP ĐỊNH UKVFTA 
1. Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Vương quốc Anh 
2. Tình hình xuất, nhập khẩu hàng dệt may của Vương quốc Anh 
3. Thông tin về các đối tác, doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may tại Vương quốc Anh 
4 . Những khó khăn trong xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Anh và một số khuyến nghị 
4.1. Khó khăn 
4.2. Khuyến nghị 
5. Nhận định và dự báo 
PHẦN II. CÁC QUY ĐỊNH, CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH HÀNG DỆT MAY TRONG UKVFTA 
1. Một số quy định, chính sách pháp luật của Anh liên quan đến nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam (Theo Hiệp định UKVFTA) 
1.1. Xóa bỏ thuế quan 
1.2. Rào cản phi thuế quan 
1.3. Biện pháp phòng vệ thương mại 
2. Những điểm cần lưu lý khi xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường UK 
2.1. Một số quy định mới năm 2022 
2.2. Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật 
2.3. Quy định về nhãn mác 
PHẦN III. TÌNH HÌNH KINH TẾ CỦA VƯƠNG QUỐC ANH 
1. Kinh tế Vương Quốc Anh hậu Brexit 
2. Thương mại giữa Vương quốc Anh và Việt Nam hậu Brexit 
 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 
Biểu đồ 1: Cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may theo quốc gia của Việt Nam năm 2021 
Biểu đồ 2: Cơ cấu mặt hàng dệt may nhập khẩu vào Vương quốc Anh 5 tháng đầu năm 2022 
Biểu đồ 3: Lạm phát tại Anh giai đoạn tháng 6/2021 – tháng 6/2022 
Biểu đồ 4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 
Biểu đồ 5: Kim ngạch xuất, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2020 - 6/2022 
Biểu đồ 6: Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn trong 6 tháng năm 2021 và 6 tháng năm 2022 
 
DANH MỤC BẢNG 
Bảng 1: Chủng loại hàng dệt may của Vương quốc Anh nhập khẩu trong tháng 5 và 5 tháng năm 2022 
Bảng 2: Thị trường cung cấp hàng dệt may của Vương quốc Anh trong tháng 5 và 5 tháng năm 2022 
Bảng 3: Danh sách doanh nghiệp của Vương quốc Anh nhập khẩu hàng dệt may năm 2021 (doanh nghiệp Việt Nam có xuất khẩu)