Về nhập khẩu: Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan trong 10 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu vải các loại từ Vương quốc Anh vào Việt Nam đạt 4,9 triệu USD, tăng 29,78% so với cùng kỳ năm 2021. Đồng thời, nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may da giày từ thị trường này đạt 30,8 triệu USD, tăng 15,39%. 
Tại thị trường Vương quốc Anh, hàng dệt may của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với hàng từ các thị trường như Trung Quốc, Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Sri Lanka, Tây Ban Nha. Thị phần của hàng Việt Nam trong tổng giá trị nhập khẩu hàng dệt may vào Vương quốc Anh hiện chiếm khoảng 2,54%, thấp hơn so với Trung Quốc (19,2%) và Ấn Độ (6,44%). Tuy nhiên nếu xét trong khu vực Đông Nam Á thì Việt Nam hiện đang dẫn đầu về thị phần hàng dệt may nhập khẩu tại Vương quốc Anh. Các thuận lợi từ EVFTA cộng với truyền thống sản xuất dệt may từ nhiều năm đã giúp hàng dệt may từ Việt Nam có những thuận lợi nhất định so với các nước trong khu vực. Phân tích các nguồn cung ứng cạnh tranh với hàng dệt may tại thị trường Vương quốc Anh (chi tiết trong Báo cáo). 
Xét trong trung hạn, xu hướng phát triển bền vững được nhận định sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong lĩnh vực Hội đồng thời trang Anh (BFC) đã thể hiện rõ định hướng sẽ đưa ngành thời trang Vương quốc Anh dẫn đầu trong các lĩnh vực kinh tế tuần hoàn.
Hướng dẫn cách phân loại hàng dệt may nhập khẩu và những lưu ý trong thực tiễn 
Cũng tương tự như đối với các mặt hàng khác, để thuận tiện cho các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp trong quá trình giao thương mặt hàng dệt may với Vương quốc Anh trong thời gian tới. Báo cáo số này tổng hợp những vấn đề cần lưu ý đối với nhập khẩu hàng dệt may vào Vương quốc Anh, đặc biệt trong bối cảnh các quy định, chính sách thay đổi do việc Vương quốc Anh rời EU (Brexit). Trong một số tài liệu, đứng ở góc nhìn của Vương quốc Anh, sự kiện này được gọi là (Eu Exit).

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
TÓM TẮT 
PHẦN I. TÌNH HÌNH GIAO THƯƠNG VỚI NGÀNH HÀNG DỆT MAY TRONG HIỆP ĐỊNH UKVFTA 
1 Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Vương quốc Anh và nhập khẩu nguyên liệu dệt may từ Vương quốc Anh
1.1. Xuất khẩu hàng dệt may
1.2. Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may của  Việt Nam từ Vương quốc Anh
2. Phân tích cạnh tranh đối với hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Vương quốc Anh 
3. Cập nhật tình hình, xu hướng thị trường và thương mại dệt may của Vương quốc Anh 
3.1. Xu hướng thị trường 
3.2. Xuất khẩu dệt may của Vương quốc Anh 
3.3. Nhập khẩu hàng dệt may vào Vương quốc Anh 
4. Thông tin về các đối tác, doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may tại Vương quốc Anh 
4.1. Các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, kinh doanh hàng dệt may 
4.2. Các doanh nghiệp nhập khẩu 
PHẦN II. CÁC QUY ĐỊNH, CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN ĐẾN NGÀNH HÀNG DỆT MAY TRONG UKVFTA 
1 Hướng dẫn cách phân loại hàng dệt may nhập khẩu và những lưu ý trong thực tiễn
2 Hướng dẫn về dán nhãn hàng dệt may và những lưu ý từ năm 2023
 
DANH MỤC BẢNG 
Bảng 1: Trị giá nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam từ Vương quốc Anh 
Bảng 2: Thị trường cung cấp hàng dệt may tới Vương quốc Anh 
Bảng 3: Chủng loại hàng dệt may xuất khẩu của Vương quốc Anh 
Bảng 4: Hướng dẫn phân loại áo khoác, áo choàng và các mặt hàng tương tự cho nam và nữ theo tiêu chuẩn cỡ của Vương quốc Anh 
  
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 
Biểu đồ 1: Trị giá hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Vương quốc Anh từ tháng 1/2021 tới tháng 10/2022 
Biểu đồ 2: Cơ cấu thị trường cung cấp hàng dệt may tới Vương quốc Anh 
Biểu đồ 3: Cơ cấu mặt hàng dệt may nhập khẩu vào Vương quốc Anh