Cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine và căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông tiếp tục tác động trực tiếp đến tuyến đường hàng hải kết nối với châu Âu thông qua kênh đào Suez. Trong khi đó, đà phục hồi kinh tế của châu Âu, vốn đã chịu nhiều tổn thất từ dịch bệnh COVID-19, nay vẫn gặp khó khăn vì sức cầu yếu. Điều này cũng tác động đến toàn bộ ngành logistics của châu lục.

Thị trường vận chuyển hàng hóa hàng không đã chứng kiến nhu cầu tăng ở mức 2 chữ số trong tháng 2/2024, khi thương mại điện tử tăng và khủng hoảng trên Biển Đỏ khiến vận chuyển đường biển từ châu Á đến châu Âu gặp khó khăn. Thị trường vận tải hàng không từ Nam Á đến châu Âu dẫn đầu mức tăng trưởng giá cước vận tải giao ngay trong tháng 2/2024 so với tháng liền trước do tình hình ở Biển Đỏ khiến nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không trên tuyến thương mại này tăng 18% so với tháng 1/2024. Tương tự như giá cước vận chuyển hàng xuất khẩu từ Nam Á, giá cước giao ngay trung bình từ Trung Quốc đến châu Âu tăng hơn 11% trong tháng 2/2024 so với tháng 1/2024, lên 3,67 USD/kg.

Tầm quan trọng của lĩnh vực vận tải và kho bãi còn bao gồm việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của nhiều ngành công nghiệp khác. Chính phủ liên bang Đức có kế hoạch tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông và áp dụng nhiều biện pháp để khẳng định vị thế tiên phong của mình, dẫn trước hai thị trường logistics lớn thứ hai và thứ ba ở châu Âu là Pháp và Anh. 

Các công ty vận tải Hà Lan trong tháng 02/2024 đồng loạt lên tiếng về nhu cầu đối với hoạt động an ninh vũ trang trên tàu để bảo vệ họ trước các cuộc tấn công của Houthi ở Biển Đỏ. Theo Hiệp hội Hoàng gia các chủ tàu Hà Lan (KNVR), các doanh nghiệp vận tải đã yêu cầu biện pháp phù hợp trong đơn kiến nghị chung gửi Bộ Quốc phòng, với mong muốn sẽ nhanh chóng khởi động lại tuyến đường vận chuyển quan trọng này một cách an toàn, hiệu quả.

Theo thông tin trong cuộc họp của Tổng thống Nga Vladimir Putin với các thành viên Chính phủ vào tuần đầu tháng 2/2024, Nga có thể tăng lưu lượng vận chuyển hàng hóa đường sắt hướng đông lên 180 triệu tấn vào năm 2024.

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
TÓM TẮT 
1. TÌNH HÌNH CHUNG THỊ TRƯỜNG LOGISTICS CHÂU ÂU VÀ NHỮNG LƯU Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM
1.1. Tình hình chung về logistics và chuỗi cung ứng tại châu Âu và các lưu ý đối với Việt Nam
1.2. Vận tải và cảng biển
1.2.1. Vận tải:
1.2.2 Cảng biển, sân bay:
1.3. Các dịch vụ logistics khác và nội dung liên quan
2. TÌNH HÌNH CỤ THỂ TẠI MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG
2.1. Đức
2.2. Pháp
2.3. Hà Lan
2.4. Vương quốc Anh
2.5. Nga