Nhật Bản
Ngành logistics Nhật Bản có triển vọng phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021.
Khối lượng hàng container xuất khẩu từ Nhật Bản sang Trung Quốc tăng 7 tháng liên tiếp.
Các cơ sở logistics hiện đại với khả năng tự động hóa tăng cường và tiện nghi cho nhân viên có thể thu hút cả công nhân và những người thuê nhà cao cấp dự kiến sẽ phổ biến hơn do lĩnh vực logistics đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm lao động.
Bất chấp tác động tiêu cực mà đại dịch toàn cầu gây ra đối với các lĩnh vực khác, giá thuê bất động sản logistics (kho bãi…) tại Nhật Bản vẫn ở mức cao và tỷ lệ trống vẫn ở mức thấp.
Triển vọng trong trung hạn gần đến trung hạn của ngành vẫn còn khả quan, nhưng các chuyên gia cũng khuyến nghị những người tham gia thị trường cần có mức độ thận trọng cần thiết để tránh các bong bóng đầu cơ tài sản logistics.
Phát triển bền vững vận tải đường bộ là một trong những trọng tâm ưu tiên của Nhật Bản trong thời gian tới. Các doanh nghiệp vận chuyển cũng như các chủ hàng lớn được khuyến khích hợp tác để sử dụng các phương tiện có phát thải thấp, trong khi vẫn đảm bảo an toàn và hiệu quả của chuỗi cung ứng hàng hóa bằng đường bộ.
Hàn Quốc
Mặc dù Hàn Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên bị ảnh hưởng bởi COVID-19, nhưng chính phủ nước này đã hành động nhanh chóng và ngăn chặn thành công sự lan rộng của dịch bệnh trong năm 2020. Nền kinh tế Hàn Quốc hiện được dự báo sẽ phục hồi khoảng 3% trong năm 2021. Tổng thống Hàn Quốc đã tuyên bố “triển vọng tươi sáng” có thể giúp nền kinh tế “trở lại trạng thái trướcCOVID-19 trong nửa đầu năm 2021”.
Năm 2020, doanh thu từ phân khúc hành khách của hãng hàng không quốc gia Hàn Quốc (Korean Air) sụt giảm mạnh, nhưng doanh thu từ vận chuyển hàng hóa vẫn tăng 66%.
Chính phủ thực hiện các các chương trình nhằm giữ cho ngành công nghiệp hàng hải Hàn Quốc đi đầu trong nỗ lực tạo ra một hệ sinh thái bền vững và hỗ trợ các ngành vận tải biển, đóng tàu và thiết bị hàng hải vận động theo hướng tích cực đó.
Các nhà đóng tàu Hàn Quốc đang nỗ lực đẩy nhanh việc sử dụng các công nghệ hỗ trợ để nâng cao vị thế cạnh tranh trong tương lai.
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI - BỘ CÔNG THƯƠNG
LOGISTICS
Báo cáo thị trường logistics Nhật Bản, Hàn Quốc tháng 3/2021 (miễn phí)
- Thời gian: 31/03/2021
- Số trang : 24
- 38 lượt tải về
- 3.374 lượt xem
Giá bán (Price):
Miễn phí
Cùng chuyên mục
Thị trường logistics và quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam và thế giới tháng 10 và 10 tháng năm 2024: diễn biến và dự báo
- 6 lượt tải về
- 611 lượt xem
- 1.000.000 vnđ
Thị trường logistics và quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam và thế giới tháng 9 và 9 tháng năm 2024: diễn biến và dự báo
- 6 lượt tải về
- 1.383 lượt xem
- 1.000.000 vnđ
Thị trường logistics và quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam và thế giới tháng 8 và 8 tháng năm 2024: diễn biến và dự báo
- 9 lượt tải về
- 1.519 lượt xem
- 1.000.000 vnđ
Thị trường logistics và quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam và thế giới tháng 7 và 7 tháng năm 2024: diễn biến và dự báo
- 5 lượt tải về
- 2.129 lượt xem
- 1.000.000 vnđ
Mới cập nhập
Báo cáo Logistics Việt Nam 2024: Khu Thương mại tự do (miễn phí) (Miễn phí)
- 2 lượt tải về
- 34 lượt xem
Miễn phí
Báo cáo tình hình thị trường logistics Nhật Bản, Hàn Quốc và những lưu ý đối với Việt Nam, số tháng 10/2024 (Miễn phí) (Miễn phí)
- 19 lượt tải về
- 125 lượt xem
Miễn phí
Báo cáo thị trường logistics Trung Quốc và các lưu ý đối với Việt Nam, tháng 10/2024 (miễn phí) (Miễn phí)
- 38 lượt tải về
- 222 lượt xem
Miễn phí
Thị trường logistics và quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam và thế giới tháng 10 và 10 tháng năm 2024: diễn biến và dự báo
- 6 lượt tải về
- 611 lượt xem
1.000.000 vnđ
Sản phẩm nội bật
-
Thông tin ngành Logistics Việt Nam hàng tháng (P.CSDL)
-
Thông tin xuất khẩu Gạo hàng tháng (P.Xuất nhập khẩu)
-
Bản tin Dược phẩm và Trang thiết bị y tế hàng tuần (P.Công nghiệp)
-
Thông tin Thị trường thép hàng tháng (P.Công nghiệp)
-
Thông tin Thị trường sắt thép và nguyên liệu thế giới hàng tháng (P.Kinh tế quốc tế)