Trong quá trình tái mở cửa an toàn và khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, các nền kinh tế của các nước ASEAN cũng phải quản lý các thách thức ngày càng gia tăng và cách xác định tốt nhất để nắm bắt các cơ hội mới nhằm phục hồi một cách linh hoạt. Để duy trì đà phục hồi, các nước thành viên ASEAN phải chuẩn bị các phương án nhằm ngăn chặn bất ổn tài chính khu vực. Các nước cần quản lý chặt chẽ hơn các tác động từ sự tăng giá dầu mỏ, động thái điều chỉnh lãi suất của Hoa Kỳ và việc dỡ bỏ dần các biện pháp kích thích tài khóa.
Lĩnh vực thương mại điện tử đang gia tăng mạnh mẽ, thị trường kho bãi và logistics, ASEAN tăng trưởng nhanh chóng, nhu cầu cao từ dịch vụ logistics chặng cuối và cơ sở hạ tầng giao thông phát triển đang thúc đẩy mở rộng thị trường. Sự hiện diện của các công ty nước ngoài và các nỗ lực của các chính phủ như chương trình Thích ứng và Tăng trưởng, Go Digital,…đã khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành logistics phát triển.
* Singapore: 
Tháng 3/2022, tổng lưu lượng container qua cảng Singapore đạt 3,08 triệu TEU, tăng 8,65% so tháng 02/2022 và giảm 5,53% so với tháng 3/2021. Tính chung 3 tháng đầu năm 2022, tổng lưu lượng container qua cảng Singapore đạt 9,07 triệu TEU, giảm 2,48% so với cùng kỳ năm 2021.
Bến cảng PSA Jurong Island Terminal đạt sản lượng container kỷ lục hơn 100.000 đơn vị tương đương 20 feet (TEU) trong năm tài khóa kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 2021. Đây là sản lượng cao nhất kể từ năm 2012 và tăng 45% so với năm 2020.
Hãng PSA Singapore và Viện Máy tính Hiệu suất cao (ASTAR's) thuộc Cơ quan Khoa học Công nghệ và Nghiên cứu (IHPC) đã ký một thỏa thuận hợp tác phát triển một giải pháp quản lý đội xe quy mô lớn cho các phương tiện dẫn đường tự động (AGV) để di chuyển container một cách hiệu quả và an toàn trong Cảng thế hệ mới tại Tuas.
* Malaysia: 
Công ty Pos Malaysia Bhd cho biết từ ngày 01/4/2022 sẽ mức tăng phụ phí nhiên liệu lên 5% đối với các chuyến bay vận chuyển hàng nội địa mức tăng này không áp dụng cho các chuyến hàng quốc tế.
Kể từ ngày 01/5/2022, Bộ Giao thông vận tải Malaysia quyết định trong thời gian ba ngày kể từ ngày nhập cảnh đến khi thông quan tất cả hàng hóa container nhập khẩu phải rời bãi container Port Klang. Điều này sẽ cải thiện hiệu quả hoạt động của Cảng Klang và ngăn các container lưu hàng tại bãi.
* Thái Lan: 
Phản ứng trước kế hoạch của Bộ Năng lượng Thái Lan là từ ngày 1/5/2022 sẽ ngừng kiểm soát giá dầu diesel ở mức 30 baht/lít mà thay vào đó là trợ cấp một nửa mức tăng giá trên 30 baht / lít (giá xăng dự kiến tăng 32-35 baht/lít), chủ các hãng xe tải sẽ tăng 20% phí vận tải nếu Chính phủ không tiếp tục kiểm soát giá dầu diesel trong nước.
Giám đốc điều hành Hutchison Ports tại Thái Lan cùng với Giám đốc điều hành của Nawarat Patanakarn Public Company Limited đã ký kết hợp đồng thi công các giai đoạn còn lại của Cảng Hutchison Ports Thái Lan tại Laem với tổng vốn đầu tư 3,4 tỷ THB. Dự án này sẽ bắt đầu từ tháng 4/2022 và dự kiến hoàn thành trong 3 năm. Sau khi hoàn thành, việc phát triển Nhà ga D sẽ có thể hỗ trợ xếp dỡ lên đến 3,5 triệu TEU container mỗi năm.
* Indonesia: 
Theo Thông tư số 68/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Indonesia về phụ phí nhiên liệu đối với các chuyến bay hạng phổ thông nội địa có hiệu lực từ ngày 18/4/2022 và sẽ được xem xét 3 tháng một lần, các hãng hàng không trong nước được tăng giá vé máy bay thông thường lên đến 10% đối với các loại máy bay phản lực và 20% đối với các loại máy bay cánh quạt để trang trải chi phí nhiên liệu trong bối cảnh giá dầu toàn cầu tăng mạnh.
Trong thời gian qua, doanh thu của hãng hàng không Garuda Indonesia đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, buộc hãng phải khởi động kế hoạch tái cơ cấu lớn nhằm cắt giảm các khoản nợ. Do đó, Doanh nghiệp Nhà nước Indonesia – BUMN cùng với Ủy ban VI (giám sát các lĩnh vực công thương, đầu tư, hợp tác xã, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các doanh nghiệp nhà nước) thuộc Hạ viện đã cùng cam kết giải cứu hãng hàng không quốc gia Garuda Indonesia khỏi tình trạng phá sản.
* Philippines:
Dự án giám sát container của Cơ quan quản lý cảng Philippines (PPA) bị dừng triển khai do Cục Hải quan (BoC) đã triển khai chương trình xác định và giải trình container của Hệ thống nhắm mục tiêu hàng hóa của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO-CTS). 
Để bắt kịp với nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, công ty Ninja Van đang tăng cường nỗ lực tự động hóa sắp xếp để giao hàng nhanh hơn, hiệu quả hơn. Công ty logistics hỗ trợ công nghệ Ninja Van Philippines tiếp tục hoàn thiện các hoạt động dịch vụ của mình để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên toàn quốc. Cùng với việc tăng cường các dịch vụ cốt lõi và cải thiện tốc độ giao hàng, công ty đã lắp đặt hệ thống phân loại mới tại trung tâm tự động mới ở Cabuyao, Laguna. Với diện tích 21.000 m2, đây là hệ thống phân loại và là trung tâm tự động lớn nhất của toàn Tập đoàn Ninja Van.
* Campuchia: 
Campuchia đang yêu cầu mở một cửa khẩu mới để cho phép vận chuyển và đi lại giữa tỉnh Trat của Thái Lan với Thmor Dar ở tỉnh Pursat của Campuchia. Theo đó, Campuchia đã yêu cầu xây dựng và vận hành một cửa khẩu như một phần của Hiệp định Vận tải qua Biên giới (CBTA). Trước đó, Thái Lan đã tặng đường ray và các vật liệu liên quan khác để sử dụng trong việc cải thiện tuyến đường sắt Mongkol Borei-Battambang-Pursat của Campuchia. CBTA là một công cụ pháp lý toàn diện duy nhất bao gồm tất cả các biện pháp phi vật lý đối với vận chuyển đường bộ xuyên biên giới.
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Campuchia, nhà ga cảng đa năng TS11 trên sông Tonle Sap ở phía bắc Phnom Penh đã hoàn thành 85% và dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào ngày 1/7/2022 và bốn nhà ga nữa sẽ được khai trương vào tháng 11/2022.