Xu hướng tiêu dùng và thương mại tại ASEAN đang thay đổi nhanh chóng theo hướng số hóa, tạo động lực cho sự đổi mới của lĩnh vực logistics:
ASEAN được đánh giá là sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2030 và các thói quen tiêu dùng, kinh doanh của khu vực này cũng đang chứng kiến những thay đổi lớn. Theo báo cáo “Tương lai của tiêu dùng trong các thị trường tiêu dùng tăng trưởng nhanh: ASEAN” của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), một số xu hướng này sẽ được đẩy nhanh bởi cuộc khủng hoảng do dịch bệnh COVID-19 gây ra hiện nay.
Logistics kém hiệu quả hoặc chưa theo kịp nền kinh tế số vẫn là một rào cản trong thương mại điện tử, trong đó việc đưa sản phẩm đến được điểm đến với chi phí phù hợp và đáng tin cậy là một trong những thách thức lớn nhất của ngành logistics. Các lô hàng thương mại điện tử phải đối mặt với các thủ tục phát sinh không thể đoán trước ở nhiều quốc gia và dữ liệu của Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra rằng đây là một trong những vấn đề cần tập trung tháo gỡ để năng cao hiệu quả trong lĩnh vực logistics của khu vực.
- Singapore:
Tháng 10/2020, có 7.502 tàu qua cảng Singapore, tăng 3,4% so với tháng 9/2020 nhưng vẫn giảm tới 37,6% so với cùng kỳ năm 2019. Tính chung 10 tháng năm 2020, đã có 82.031 tàu qua cảng Singapore, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2019. Trong tháng 10/2020, có tổng cộng 49,86 triệu tấn hàng hóa được xử lý tại cảng Singapore, tăng nhẹ 1,35% so với tháng 9/2020.
Ngày 26/11/2020, Bộ Y tế Singapore đã thông báo sẽ xét nghiệm COVID-19 đối với người lao động ở những trung tâm giao nhận lớn và các công ty logistics quan trọng của nước này trong vài tuần tới.
- Malaysia:
Theo báo cáo “Malaysia Freight and Logistics Market” giai đoạn 2020 – 2024 do Marketwatch phát hành tháng 11/2020, ngành công nghiệp logistics ở Malaysia còn nhiều dư địa cho tăng trưởng trong thời gian tới.
Dự án cảng Melaka Gateway trị giá 43 tỷ MYR (10,5 tỷ USD) đã buộc phải chấm dứt theo yêu cầu của chính quyền bang Melaka vào ngày 16/11/2020.
- Thái Lan:
Nền kinh tế dần hoạt động trở lại sau khi dịch bệnh được kiểm soát đã giúp hoạt động thương mại và kéo theo đó là vận tải của Thái Lan trở nên sôi động hơn trong quý III/2020.
Thái Lan có một trong những mạng lưới giao thông tương đối tốt so với mặt bằng chung ở khu vực Đông và Đông Nam Á. Mạng lưới đường bộ phát triển giúp tăng cường năng lực cạnh tranh của các chuỗi cung ứng trên đất liền nhờ các kết nối mạnh mẽ giữa các trung tâm kinh tế chính của đất nước. Logistics đô thị có tiềm năng phát triển mạnh, đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19, các dịch vụ giao hàng ăn và hàng tạp hóa phát triển rất mạnh. Tuy nhiên, các phân tích về rủi ro thị trường nêu bật ba lĩnh vực chính mà các công ty giao nhận tại đô thị của Thái Lan cần xem xét, đó là mạng lưới logistics, lao động và an ninh mạng.
- Indonesia:
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (Kadin), ngành giao thông vận tải là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19 tại nước này. Chính sách lưu trú khắt khe hơn, việc đóng cửa các điểm du lịch và trung tâm mua sắm, đã khiến thu nhập trong lĩnh vực này giảm mạnh.
Trong thời gian khó khăn này, hãng vận tải quốc gia PT Garuda Indonesia và nhà điều hành tàu hỏa thuộc sở hữu nhà nước PT Kereta Api Indonesia (KAI) đã quyết định có những đổi mới và đột phá trong lĩnh vực logistics. Trong khi các hãng hàng không khác đã triển khai các dự án kinh doanh mới, chẳng hạn như nền tảng kỹ thuật số cho du khách Hồi giáo của hãng hàng không giá rẻ Malaysia AirAsia và nhà hàng pop-up của hãng hàng không Thái Lan, Garuda Indonesia sẽ tập trung vào các dịch vụ vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là vận chuyển hàng xuất khẩu.
- Campuchia
Campuchia không hoãn tiến độ xây dựng cao tốc Phnom Penh-Sihanoukville để kịp thời đáp ứng các mục tiêu về logistics.
Một tuyến dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đã được triển khai nối phía tây bắc Lan Châu của Trung Quốc, Phnom Penh của Campuchia và Lahore ở Pakistan.
- Lào:
Lào và Trung Quốc đã thống nhất cho phép công dân Trung Quốc đi qua biên giới Boten ở Luang Namtha, nếu họ có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19, bị cách ly trong 14 ngày ở Trung Quốc và 48 giờ nữa ở Lào. Quyết định này bắt đầu vào ngày 1 tháng 11 năm 2020. Bốn cửa khẩu khác, một với Trung Quốc và ba với Thái Lan, sẽ mở cửa cho hàng hóa qua lại.
Trong 10 tháng năm 2020, Trung Quốc vẫn là điểm đến xuất khẩu hàng đầu của Lào, tiếp theo là Việt Nam và Thái Lan. Lào cũng nhập khẩu nhiều nhất từ Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam.
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI - BỘ CÔNG THƯƠNG
LOGISTICS
Báo cáo thị trường logistics ASEAN tháng 11/2020 (miễn phí)
- Thời gian: 30/11/2020
- Số trang : 26
- 11 lượt tải về
- 4.668 lượt xem
Giá bán (Price):
Miễn phí
Cùng chuyên mục
Thị trường logistics và quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam và thế giới tháng 10 và 10 tháng năm 2024: diễn biến và dự báo
- 6 lượt tải về
- 625 lượt xem
- 1.000.000 vnđ
Thị trường logistics và quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam và thế giới tháng 9 và 9 tháng năm 2024: diễn biến và dự báo
- 6 lượt tải về
- 1.392 lượt xem
- 1.000.000 vnđ
Thị trường logistics và quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam và thế giới tháng 8 và 8 tháng năm 2024: diễn biến và dự báo
- 9 lượt tải về
- 1.523 lượt xem
- 1.000.000 vnđ
Thị trường logistics và quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam và thế giới tháng 7 và 7 tháng năm 2024: diễn biến và dự báo
- 5 lượt tải về
- 2.130 lượt xem
- 1.000.000 vnđ
Mới cập nhập
Báo cáo Logistics Việt Nam 2024: Khu Thương mại tự do (miễn phí) (Miễn phí)
- 3 lượt tải về
- 40 lượt xem
Miễn phí
Báo cáo tình hình thị trường logistics Nhật Bản, Hàn Quốc và những lưu ý đối với Việt Nam, số tháng 10/2024 (Miễn phí) (Miễn phí)
- 21 lượt tải về
- 130 lượt xem
Miễn phí
Báo cáo thị trường logistics Trung Quốc và các lưu ý đối với Việt Nam, tháng 10/2024 (miễn phí) (Miễn phí)
- 39 lượt tải về
- 227 lượt xem
Miễn phí
Thị trường logistics và quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam và thế giới tháng 10 và 10 tháng năm 2024: diễn biến và dự báo
- 6 lượt tải về
- 625 lượt xem
1.000.000 vnđ
Sản phẩm nội bật
-
Thông tin ngành Logistics Việt Nam hàng tháng (P.CSDL)
-
Thông tin xuất khẩu Gạo hàng tháng (P.Xuất nhập khẩu)
-
Bản tin Dược phẩm và Trang thiết bị y tế hàng tuần (P.Công nghiệp)
-
Thông tin Thị trường thép hàng tháng (P.Công nghiệp)
-
Thông tin Thị trường sắt thép và nguyên liệu thế giới hàng tháng (P.Kinh tế quốc tế)