* Singapore:
Tháng 12/2021, tổng lưu lượng container qua các cảng của Singapore đạt 3,18 triệu TEU, tăng 1,22% so tháng 11/2021 nhưng lại giảm 2,24% so với tháng 12/2020. Tính chung cả năm 2021, tổng lưu lượng container qua cảng Singapore đạt 37,46 triệu TEU tăng 1,61% so với cùng kỳ năm 2020.
Cơ quan Hàng hải và cảng Singapore (MPA Singapore) thông báo từ ngày 1/1/2022 tăng một số loại phí ở các cảng biển do chi phí vận hành và duy trì cảng tăng và khuyến khích tàu thuyền quay vòng nhanh để có thể phục vụ nhiều tàu hơn trong không gian neo đậu hạn chế của cảng.
* Malaysia:
Ninja Van Malaysia, một trong những công ty logistics chuyển phát nhanh hỗ trợ công nghệ hàng đầu của Malaysia đã ra mắt hệ thống nhà kho mới nhất của mình tại Shah Alam.
AirAsia X (AAX) đã ký một thỏa thuận hợp tác với công ty logistics Geodis của Pháp nhằm phát triển năng lực vận chuyển hàng hóa và tạo ra doanh thu trong khi các chuyến bay chở khách vẫn được duy trì do các quốc gia vẫn hạn chế du lịch bởi dịch bệnh Covid-19. Thỏa thuận có hiệu lực trong thời gian ban đầu là 6 tháng bắt đầu từ ngày 20/1/2022 với các phần mở rộng tiếp theo.
* Thái Lan:
Tổng cục quản lý cảng Thái Lan (PAT) có kế hoạch phát triển các cảng container nội địa để phục vụ cho việc kết nối vận tải đường bộ với các nước láng giềng Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Các cảng, trung tâm logistics vận chuyển hàng hóa cho khu vực Đông Bắc Bộ của Thái Lan được đầu tư khoảng 66 triệu USD và có thể hoàn thành sớm nhất vào năm 2025.
Thái Lan đang đặt mục tiêu đặt năm 2022 là Năm Giao thông vận tải với 1,4 nghìn tỷ baht được phân bổ cho các dự án cải thiện vận chuyển bằng đường hàng không, đường bộ, đường thủy và đường sắt. Bộ Giao thông Vận tải Thái Lan dự báo sự an toàn và thời gian vận chuyển được cải thiện rõ rệt cũng như lợi nhuận kinh tế gấp 1,6 lần mức đầu tư ban đầu. Đây là một phần trong chiến lược quốc gia 20 năm của Thái Lan, theo đó phát triển giao thông vận tải trên khắp Thái Lan bằng đường bộ và đường hàng không, đường thủy và đường sắt, sẽ là trọng tâm hàng đầu trong năm 2022.
* Indonesia:
Indonesia có kế hoạch xây dựng một cảng container tại Khu Thương mại tự do Batam và Cảng Tự do ở Tanjungpinggir, Quần đảo Riau, đối diện trực tiếp với Singapore và chỉ cách quốc đảo này khoảng 15 km. Bộ Điều phối Hàng Hải và Đầu tư Indonesia đã nghiên cứu về địa điểm xây dựng cũng như bổ sung thiết kế của cảng để tạo sự thân thiện với môi trường: hồ và rừng ngập mặn xung quanh vẫn được bảo vệ và nuôi dưỡng.
* Philippines:
Tập đoàn Toll mở văn phòng ở Manila-thủ đô Philippines với mục tiêu tận dụng 49 tỷ USD tiềm năng xuất khẩu chưa được khai thác. Toll cho biết họ đang dự báo mức tăng trưởng cao hai con số cho hoạt động mới ở Manila trong 5 năm tới, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, bán lẻ, công nghệ và ô tô.
Công ty Bolloré Logistics Philippines mở một nhà kho mới tại Cupang, Muntinlupa. Được trang bị hệ thống an ninh công nghệ cao và được xây dựng theo quy cách chất lượng cao, nhà kho nằm ở vị trí chiến lược để hỗ trợ hoạt động của chuỗi cung ứng cho các khách hàng khác nhau của họ. Nhà kho có tổng diện tích 7.300m2 và có thể lưu trữ hơn 1.500 đơn vị sản phẩm. 3.570 mét2 không gian là khu vực được kiểm soát nhiệt độ, trong khi 3.730 mét2 được chỉ định là khu vực xung quanh. Hệ thống camera quan sát hoạt động 24/7 để đảm bảo an ninh tối đa cho kho hàng.
* Campuchia:
Cảng Phnom Penh đầu tư hơn xây dựng 12.000 m2 kho lạnh tại cảng container LM17 Kandal. Theo đó ngày 6/1/2022, Cảng tự trị Phnom Penh và Công ty TNHH Chuỗi lạnh Khmer đã ký thỏa thuận “Thuê đất và quản lý kho lạnh tại cảng container” để cung cấp dịch vụ lưu trữ và làm lạnh từ ngày 30/12/2021 đến ngày 29/11/2036.
Dự án phát triển cảng đa năng và logistics đã được Hội đồng phát triển Campuchia (CDC) thông qua ngày 17/01/2022. Với vốn đầu tư 1,3 tỷ USD, dự án do Công ty TNHH Cảng và Logistics Kampot làm chủ đầu tư. Dự án đặt tại Làng Changhaon, Sangkat Preak Tnaot, Thành phố Bokor, Kampot, dự kiến sẽ tạo ra 590 việc làm cho người dân địa phương. Dự án sẽ giúp ích cho lĩnh vực logistics ở Campuchia cũng như thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là giúp Campuchia giảm chi phí vận chuyển và có khả năng cạnh tranh với các nước láng giềng.
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI - BỘ CÔNG THƯƠNG
LOGISTICS
Báo cáo thị trường logistics ASEAN tháng 01/2022 (miễn phí)
- Thời gian: 13/02/2022
- Số trang : 31
- 57 lượt tải về
- 947 lượt xem
Giá bán (Price):
Miễn phí
Cùng chuyên mục
Báo cáo tình hình thị trường logistics Nhật Bản, Hàn Quốc và những lưu ý đối với Việt Nam, số tháng 10/2024 (Miễn phí)
- 21 lượt tải về
- 135 lượt xem
- Miễn phí
Báo cáo tình hình thị trường logistics Nhật Bản, Hàn Quốc và những lưu ý đối với Việt Nam, số tháng 9/2024 (Miễn phí)
- 54 lượt tải về
- 258 lượt xem
- Miễn phí
Báo cáo tình hình thị trường logistics Nhật Bản, Hàn Quốc và những lưu ý đối với Việt Nam số tháng 8/2024 (miễn phí)
- 53 lượt tải về
- 261 lượt xem
- Miễn phí
Báo cáo tình hình thị trường logistics Nhật Bản, Hàn Quốc và những lưu ý đối với Việt Nam số tháng 7/2024 (miễn phí)
- 23 lượt tải về
- 252 lượt xem
- Miễn phí
Mới cập nhập
Báo cáo Logistics Việt Nam 2024: Khu Thương mại tự do (miễn phí) (Miễn phí)
- 5 lượt tải về
- 55 lượt xem
Miễn phí
Báo cáo tình hình thị trường logistics Nhật Bản, Hàn Quốc và những lưu ý đối với Việt Nam, số tháng 10/2024 (Miễn phí) (Miễn phí)
- 21 lượt tải về
- 135 lượt xem
Miễn phí
Báo cáo thị trường logistics Trung Quốc và các lưu ý đối với Việt Nam, tháng 10/2024 (miễn phí) (Miễn phí)
- 39 lượt tải về
- 232 lượt xem
Miễn phí
Thị trường logistics và quản lý chuỗi cung ứng Việt Nam và thế giới tháng 10 và 10 tháng năm 2024: diễn biến và dự báo
- 6 lượt tải về
- 643 lượt xem
1.000.000 vnđ
Sản phẩm nội bật
-
Thông tin ngành Logistics Việt Nam hàng tháng (P.CSDL)
-
Thông tin xuất khẩu Gạo hàng tháng (P.Xuất nhập khẩu)
-
Bản tin Dược phẩm và Trang thiết bị y tế hàng tuần (P.Công nghiệp)
-
Thông tin Thị trường thép hàng tháng (P.Công nghiệp)
-
Thông tin Thị trường sắt thép và nguyên liệu thế giới hàng tháng (P.Kinh tế quốc tế)