Theo dự thảo Thông tư quy định về phân cấp quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thuỷ nội địa tại cảng, bến thuỷ nội địa, khu neo đậu, Bộ Giao thông vận tải đề xuất quy định về phân cấp cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thuỷ nội địa tại cảng, bến thuỷ nội địa, khu neo đậu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải.

Trong khuôn khổ Diễn đàn cấp cao giao thông bền vững toàn cầu 2023 tại Bắc Kinh (Trung Quốc) diễn ra vào tháng 9/2023, đại diện các quốc gia tham dự đã trao đổi về các chính sách cũng như hợp tác quốc tế để phát triển bền vững giao thông, vận tải trong thời gian tới. 

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch Đầu tư, tính đến tháng 12/2022, trên địa bàn cả nước đã hình thành hệ thống các Khu công nghiệp (KCN), Khu kinh tế (KKT) gồm: 407 KCN, trong đó có 04 khu chế xuất được thành lập, với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 128.684 ha. 

Cơ quan quản lý kênh đào Panama vừa thông báo khoản phụ phí sử dụng nước đã áp dụng để tiết kiệm nước trong đợt hạn hán kéo dài vừa qua sẽ được giảm bắt đầu từ tháng 10/2023. 

Chính phủ Vương quốc Anh sẽ cung cấp các khoản tài trợ trị giá 18,5 triệu bảng Anh (23 triệu đô la Mỹ) cho các công ty chuỗi cung ứng di động tự động hóa của Anh như một phần chương trình Thương mại hóa di động được kết nối và tự động hóa của Trung tâm Phương tiện Tự động và Kết nối (CCAV). 

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
TÓM TẮT 
1. Các định hướng, chính sách về logistics nói chung
1.1. Các nội dung về logistics và hoạt động xuất, nhập khẩu trong chỉ đạo của Chính phủ, tháng 9/2023
1.2. Dự thảo phân cấp quản lý giao thông vận tải thuỷ tại cảng, bến thuỷ nội địa, khu neo đậu
1.3. Việt Nam thúc đẩy tạo « hành lang xanh » để phát triển bền vững giao thông, vận tải
1.4. Dự kiến xây dựng Luật Khu công nghiệp, Khu kinh tế
1.5. Thúc đẩy hợp tác với EuroCham về vận tải và hậu cần tại Bà Rịa-Vũng Tàu
1.6. Tỉnh Lạng Sơn tạo điều kiện về logistics, thúc đẩy xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc
2. Các định hướng, chính sách, kế hoạch tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp và logistics cho xuất, nhập khẩu
2.1. Chính sách hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ
2.2. Thành phố Hà Nội phát huy lợi thế về hạ tầng, nhân lực logistics, đẩy mạnh chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn
2.3. Thủ tục, chính sách thuế đối với hàng hóa, phương tiện tạm nhập, tái xuất
2.4. Quy định về xác định và kê khai trị giá theo giá trị còn lại của hàng hóa tại thời điểm tái nhập
3. Định hướng, chính sách, quy định của nước ngoài: Tác động và/hoặc bài học kinh nghiệm cho logistics trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
3.1. Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế công bố Hiến chương Lãnh đạo an toàn hàng không
3.2. Panama thay đổi chính sách phí qua kênh đào Panama bắt đầu từ tháng 10/2023
3.3. Chính phủ Kazakhstan cấm nhập khẩu lúa bì bằng đường bộ và đường sắt thêm 6 tháng
3.4. Chính phủ Canada công bố tài trợ cho hoạt động vận tải sử dụng năng lượng sạch
3.5. Chính phủ Anh đầu tư 18,5 triệu bảng Anh để thúc đẩy tự động hóa trong các chuỗi cung ứng