Xác định năm 2024 là một năm nhiều khó khăn, thử thách đối với kinh tế Việt Nam, trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động, đồng thời cũng là năm bản lề của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã xác định “Tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030, các Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, trong đó chú trọng 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 12 nhóm giải pháp chủ yếu. Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, kịp thời giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị; chủ động, tích cực chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Tập trung tổng kết các Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 và xây dựng các Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2026 – 2030”. Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 5/1/2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 đã đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp quan trọng cho năm 2024, trong đó có các nội dung liên quan đến lĩnh vực logistics như sau (Xem chi tiết trong Báo cáo)

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024 về quản lý, phát triển cụm công nghiệp. Trong đó, Nghị định quy định rõ điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.

Hiến chương Lãnh đạo Số hóa của IATA đã được thông qua, nhằm mục đích đẩy nhanh hành trình số hóa của ngành vận tải hàng không bằng cách cam kết tuân thủ năm nguyên tắc hướng dẫn chính. Số hóa là xu hướng bắt buộc đối với ngành vận tải hàng hóa hàng không; đòi hỏi tăng cường liên kết để đảm bảo một cách tiếp cận thống nhất và hiệu quả. Bằng cách tuân thủ các nguyên tắc gồm áp dụng các tiêu chuẩn toàn ngành, ủng hộ tính bền vững, đảm bảo sử dụng công nghệ có đạo đức và đề cao vai trò lãnh đạo kỹ thuật số, Hiến chương đặt ra chuẩn mực cho về lãnh đạo kỹ thuật số trong ngành. 

Do tình hình mực nước được cải thiện nên Panama sẽ tăng số lượng tàu qua kênh đào từ 32 tàu/ngày như hiện nay lên 36 tàu/ngày. Quyết định này góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải cần đi qua tuyến đường quan trọng này. Ngoài ra, Panama cũng lên kế hoạch nâng cao hiệu quả quản lý kênh đào, áp dụng các giải pháp sử dụng tiết kiệm nguồn nước, xem xét việc vận hành của một số dự án thủy điện. Các biện pháp này là cần thiết để đảm bảo kênh đào hoạt động liên tục, ổn định nguồn thu ngân sách cho Panama cũng như góp phần giữ cho vận tải hàng hóa quốc tế được thuận lợi hơn. 

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
1 Các định hướng, chính sách, quy định về logistics nói chung
1.1. Các nội dung về logistics và hoạt động xuất, nhập khẩu trong chỉ đạo của Chính phủ, quý 1/2024
1.2. Quy đinh mới về an ninh tàu và cảng biển, sẽ có hiệu lực từ 15/4/2024
1.3. Sửa đổi quy định cơ chế quản lý giá dịch vụ tại cảng biển
2 Các định hướng, chính sách, kế hoạch tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp và logistics cho xuất, nhập khẩu
2.1. Đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy xuất khẩu trong năm 2024
2.2. Các chính sách hỗ trợ về thuế cho doanh nghiệp khôi phục hoạt động kinh doanh, đảm bảo lưu thông hàng hóa trong năm 2024
2.3. Quy định mới về quản lý, phát triển cụm công nghiệp
2.4. Bộ Công Thương rà soát quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, kinh doanh chuyển khẩu
2.5. Rà soát các quy định liên quan đến tín dụng thư (L/C)
3 Định hướng, chính sách, quy định của nước ngoài: Tác động và/hoặc bài học kinh nghiệm cho logistics trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
3.1. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đã công bố ra mắt Hiến chương Lãnh đạo số hóa IATA.
3.2. IMO tăng cường các biện pháp thúc đẩy an ninh hàng hải trong bối cảnh xung đột nghiêm trọng ở Biển Đỏ
3.3. Chính phủ Úc thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư vào Đông Nam Á, góp phần thúc đẩy hoạt động logistics giữa hai thị trường
3.4. Panama sẽ tăng số lượng tàu qua kênh đào
3.5. Kazakhstan đẩy mạnh cải tổ lĩnh vực vận tải đường sắt
3.6. Chính quyền Uzbekistan đề xuất thành lập liên doanh xây dựng và quản lý tuyến đường sắt Trung Quốc-Kyrgyzstan-Uzbekistan