Liên minh Châu Âu (EU) đã vượt qua nguy cơ suy thoái kinh tế. Từ chỗ ngấp nghé bên bờ vực suy thoái vào cuối năm 2023, kinh tế khu vực bắt đầu khởi sắc từ cuối quý I/2024, đạt mức tăng trưởng 0,3% trong quý I/2024 (so với cùng kỳ năm trước). Bước sang quý II/2024, tăng trưởng kinh tế  khu vực tiếp tục duy trì ổn định, trong đó một số lĩnh vực kinh tế bắt đầu tăng tốc. Đáng chú ý, trong tháng 8/2024, tốc độ gia tăng của các hoạt động kinh tế đạt mức cao nhất của 3 tháng và là tháng tăng thứ 6 liên tiếp.
Nền kinh tế khu vực rất có khả năng sẽ hạ cánh mềm. Tăng trưởng trong ngắn hạn chủ yếu được thúc đẩy bởi tiền lương thực tế và tiêu dùng tư nhân tăng. Tuy nhiên, lãi suất cao khiến đầu tư trong lĩnh vực tư nhân tiếp tục trì trệ.
Nhập khẩu hàng hóa vào EU tăng 3,4% trong quý II/2024 so với quý liền trước, trong khi xuất khẩu tăng 0,7% trong cùng giai đoạn. Nhập khẩu tăng cao chủ yếu do tiêu dùng tư nhân tăng, là động lực tích cực cho tăng trưởng kinh tế.
Cụ thể, các nhà cung ứng Việt Nam đã xuất khẩu 112,3 tỷ USD hàng hóa các loại sang thị trường EU và Mỹ, trong đó có 77,9 tỷ USD sang Mỹ và 34,4 tỷ USD sang EU.
Với con số xuất khẩu kể trên, xuất khẩu sang Mỹ tiếp tục dẫn đầu về trị giá, tăng 24,5% so với cùng kỳ, còn EU tăng 18,5%. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 77,9 tỷ USD, sang EU đạt. 34,4 tỷ USD... Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất, ước đạt 92,3 tỷ USD…