Vương quốc Anh là thị trường đồ gỗ lớn thứ 2 ở châu Âu sau Đức, với tổng sản lượng tiêu thụ hàng năm duy trì ở mức 15 tỷ Bảng (19,5 tỷ USD). Gỗ là nguyên liệu thiết yếu có truyền thống sử dụng lâu đời trong nhiều ngành công nghiệp của Vương quốc Anh nhưng quốc gia này có ngành lâm nghiệp thương mại nhỏ hơn so với nhiều nước khác nên thường xuyên nhập khẩu gỗ ròng.
Lượng gỗ và tấm ván gỗ nhập khẩu của Vương quốc Anh năm 2021 đạt tổng cộng gần 11,7 triệu m3, tăng 1,5 triệu m3 hay 15% so với năm 2020, đồng thời cũng cao hơn hẳn so với mức trước đại dịch COVID-19 (năm 2019 lượng nhập khẩu chỉ đạt 10,33 triệu m3). Phần lớn sự tăng trưởng về khối lượng nhập khẩu trong năm 2021 đến trong ba quý đầu năm, bởi khối lượng nhập khẩu trong quý 4 năm 2021 giảm đáng kể so với mức dự kiến. Lượng nhập khẩu trong quý 4 năm 2021 thấp hơn khoảng 28% so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu do căng thẳng trong vận tải khiến các mặt hàng có khối lượng nặng như gỗ bị đội chi phí vận chuyển trong khi giá bán khó tăng tương ứng.
Vương quốc Anh là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, đứng khoảng thứ 5 trong bảng xếp hạng các đích đến hàng đầu cho nhóm sản phẩm này của nước hiện nay. Trong 4 tháng đầu năm 2022, tính toán từ số liệu thống kê Hải quan cho thấy xuất khẩu sang thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam sang Anh quốc đạt 100,8 triệu USD, tăng 9,56% so với cùng kỳ năm 2021. Như vậy thị trường Anh chiếm 1,8% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam (tăng nhẹ so với mức 1,77% của 4 tháng năm 2021).
Như vậy nếu xét theo từng thị trường quốc gia riêng lẻ thì xuất khẩu sang thị trường Anh đứng thứ 5, còn nếu xét EU-27 là một thị trường thì Anh quốc đứng thứ 6 về trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay. Xuất khẩu sang Đức- thị trường ghi nhận mức kim ngạch lớn nhất trong EU27 cũng chỉ đạt 54,7 triệu USD, bằng khoảng một nửa so với xuất khẩu sang thị trường Anh.
Các thành viên của Liên đoàn Thương mại Gỗ Vương quốc Anh chiếm khoảng 80% trong ngành công nghiệp gỗ trị giá 10 tỷ bảng Anh, và bao gồm các nhà nhập khẩu gỗ, thương nhân, đại lý và nhà sản xuất.
Thị trường gỗ rất phức tạp và luôn thay đổi. Chuỗi cung ứng các sản phẩm gỗ cũng biến đổi tương tự. Các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ của Anh cho biết gần đây họ liên tục phải trả lời các câu hỏi của khách hàng nội địa về tính bền vững, hợp pháp và trách nhiệm xã hội liên quan đến sản phẩm mà họ dự định mua và sử dụng. Người mua tại VQ Anh quan tâm nhiều hơn đến các giải pháp về sản phẩm gỗ thân thiện với môi trường, thể hiện tính trách nhiệm với cộng đồng, lao động hợp pháp và phù hợp cho các dự án và khách hàng cuối cùng của họ.
Quy định về gỗ của Châu Âu (EUTR) và Quy định về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (the Forest Law Enforcement, Governance and Trade Regulations-FLEGT) không còn được áp dụng ở Vương quốc Anh (Anh, Scotland và xứ Wales) kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Thay vào đó, Quy định về gỗ của Vương quốc Anh (UK Timber Regulations-UKTR) và FLEGT của Vương quốc Anh được áp dụng tại Vương quốc Anh. Điều này có nghĩa là các nhà nhập khẩu gỗ đưa gỗ vào từ các nước EU sẽ trở thành ‘Nhà khai thác’ (thay vì tình trạng hiện tại của họ là ‘Thương nhân’).
Những lợi ích bền vững của việc sử dụng nguồn gỗ hợp pháp như một hình thức thu giữ và lưu trữ các-bon đã được biết đến rộng rãi, và ngày nay nguồn nguyên liệu này cần được cung cấp một cách an toàn trên khắp Vương quốc Anh, cũng như trên toàn cầu, để tạo ra một làn sóng mới về các công trình xây dựng có phát thải các-bon thấp. Hợp tác giữa các hiệp hội, doanh nghiệp với Chính phủ Vương quốc Anh thông qua Nhóm Công tác về Gỗ trong Xây dựng, và cùng với các thành viên Quốc hội thông qua chương trình nghị sự cho Ngành Công nghiệp Gỗ đang giúp mang lại những lợi ích môi trường rõ nét từ việc sử dụng nhiều hơn gỗ kết cấu.
Lượng gỗ và tấm ván gỗ nhập khẩu của Vương quốc Anh năm 2021 đạt tổng cộng gần 11,7 triệu m3, tăng 1,5 triệu m3 hay 15% so với năm 2020, đồng thời cũng cao hơn hẳn so với mức trước đại dịch COVID-19 (năm 2019 lượng nhập khẩu chỉ đạt 10,33 triệu m3). Phần lớn sự tăng trưởng về khối lượng nhập khẩu trong năm 2021 đến trong ba quý đầu năm, bởi khối lượng nhập khẩu trong quý 4 năm 2021 giảm đáng kể so với mức dự kiến. Lượng nhập khẩu trong quý 4 năm 2021 thấp hơn khoảng 28% so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu do căng thẳng trong vận tải khiến các mặt hàng có khối lượng nặng như gỗ bị đội chi phí vận chuyển trong khi giá bán khó tăng tương ứng.
Vương quốc Anh là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, đứng khoảng thứ 5 trong bảng xếp hạng các đích đến hàng đầu cho nhóm sản phẩm này của nước hiện nay. Trong 4 tháng đầu năm 2022, tính toán từ số liệu thống kê Hải quan cho thấy xuất khẩu sang thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam sang Anh quốc đạt 100,8 triệu USD, tăng 9,56% so với cùng kỳ năm 2021. Như vậy thị trường Anh chiếm 1,8% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam (tăng nhẹ so với mức 1,77% của 4 tháng năm 2021).
Như vậy nếu xét theo từng thị trường quốc gia riêng lẻ thì xuất khẩu sang thị trường Anh đứng thứ 5, còn nếu xét EU-27 là một thị trường thì Anh quốc đứng thứ 6 về trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm nay. Xuất khẩu sang Đức- thị trường ghi nhận mức kim ngạch lớn nhất trong EU27 cũng chỉ đạt 54,7 triệu USD, bằng khoảng một nửa so với xuất khẩu sang thị trường Anh.
Các thành viên của Liên đoàn Thương mại Gỗ Vương quốc Anh chiếm khoảng 80% trong ngành công nghiệp gỗ trị giá 10 tỷ bảng Anh, và bao gồm các nhà nhập khẩu gỗ, thương nhân, đại lý và nhà sản xuất.
Thị trường gỗ rất phức tạp và luôn thay đổi. Chuỗi cung ứng các sản phẩm gỗ cũng biến đổi tương tự. Các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ của Anh cho biết gần đây họ liên tục phải trả lời các câu hỏi của khách hàng nội địa về tính bền vững, hợp pháp và trách nhiệm xã hội liên quan đến sản phẩm mà họ dự định mua và sử dụng. Người mua tại VQ Anh quan tâm nhiều hơn đến các giải pháp về sản phẩm gỗ thân thiện với môi trường, thể hiện tính trách nhiệm với cộng đồng, lao động hợp pháp và phù hợp cho các dự án và khách hàng cuối cùng của họ.
Quy định về gỗ của Châu Âu (EUTR) và Quy định về Thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (the Forest Law Enforcement, Governance and Trade Regulations-FLEGT) không còn được áp dụng ở Vương quốc Anh (Anh, Scotland và xứ Wales) kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2021. Thay vào đó, Quy định về gỗ của Vương quốc Anh (UK Timber Regulations-UKTR) và FLEGT của Vương quốc Anh được áp dụng tại Vương quốc Anh. Điều này có nghĩa là các nhà nhập khẩu gỗ đưa gỗ vào từ các nước EU sẽ trở thành ‘Nhà khai thác’ (thay vì tình trạng hiện tại của họ là ‘Thương nhân’).
Những lợi ích bền vững của việc sử dụng nguồn gỗ hợp pháp như một hình thức thu giữ và lưu trữ các-bon đã được biết đến rộng rãi, và ngày nay nguồn nguyên liệu này cần được cung cấp một cách an toàn trên khắp Vương quốc Anh, cũng như trên toàn cầu, để tạo ra một làn sóng mới về các công trình xây dựng có phát thải các-bon thấp. Hợp tác giữa các hiệp hội, doanh nghiệp với Chính phủ Vương quốc Anh thông qua Nhóm Công tác về Gỗ trong Xây dựng, và cùng với các thành viên Quốc hội thông qua chương trình nghị sự cho Ngành Công nghiệp Gỗ đang giúp mang lại những lợi ích môi trường rõ nét từ việc sử dụng nhiều hơn gỗ kết cấu.