TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG
Theo dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố, sản lượng công nghiệp 2 tháng đầu năm 2021 đã tăng 35,1%, so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng này cũng nhanh hơn 7,3% so với tháng 12/2020 cũng như vượt mức dự báo tăng 30% so với cùng kỳ năm 2020 mà các chuyên gia kinh tế dự báo trong cuộc khảo sát của hãng tin Reuters. Doanh số bán lẻ 2 tháng đầu năm 2021 của Trung Quốc cũng tăng 33,8% so cùng ký năm 2020 và vượt mức dự báo 32% mà các chuyên gia kinh tế đưa ra. Mức tăng của doanh số bán lẻ 2 tháng đầu năm 2021 đã đánh dấu bước nhảy vọt đáng kể từ mức tăng trưởng 4,6% trong tháng 12/2020 và mức giảm 20,5% doanh số bán lẻ 2 tháng đầu năm 2020.
Dù có được các con số ấn tượng trên đây một phần là vì hiệu ứng "phóng đại" khi so sánh với cùng kỳ năm ngoái, khi hoạt động kinh tế đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình hình dịch bệnh. Nhưng các số liệu khác cho thấy nhìn chung kinh tế Trung Quốc vẫn đang trên đà phục hồi thật sự, khi sản lượng công nghiệp tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2019, trước khi dịch bệnh bùng phát. Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 6% cho năm 2021, trong bối cảnh đất nước đang hồi phục mạnh mẽ sau tác động của đại dịch COVID-19 năm ngoái.
Các nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đến trái phiếu chính phủ của Trung Quốc, khi loại kỳ hạn 10 năm đang có lợi suất hơn 3,2%. Ngược lại, lần tăng lãi suất mới nhất của Mỹ đã đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của nước này xuống chỉ còn 1,7%. Mức chênh lệch lớn đó hút các nhà đầu tư đổ tiền vào Trung Quốc để thu lợi suất cao hơn. Không có dữ liệu cụ thể về tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư Mỹ, nhưng các nhà đầu tư bên ngoài Trung Quốc đại lục đã nắm khoảng 3,5% lượng trái phiếu phát hành bằng đồng nhân dân tệ hiện có, tính đến cuối tháng 2, theo Reuters. Cụ thể, lượng nắm giữ trái phiếu chính phủ Trung Quốc của nước ngoài đạt khoảng 10,6% lượng phát hành vào tháng trước.
Theo dữ liệu từ Wind Information, chỉ trong hai năm gần đây tỷ lệ nắm giữ trái phiếu chính phủ của người nước ngoài tại Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi, lên hơn 2.000 tỷ nhân dân tệ (307,7 tỷ USD). Lãi suất tăng lên khi trái phiếu Trung Quốc được thêm vào các chỉ số đầu tư chính nhà đầu tư toàn cầu theo dõi, thúc đẩy hàng tỷ USD được tung ra để mua nợ của Trung Quốc.
Theo dự báo của hãng nghiên cứu Oxford Economics, kế hoạch tiêm chủng vaccine Covid-19 đầy tham vọng của Trung Quốc có thể giúp kinh tế nước này tăng trưởng tới 9,3% trong năm 2021. Hiện tại, Bắc Kinh đặt mục tiêu tiêm chủng cho 40% dân số vào cuối tháng 6 tới.
Các nhà phân tích của Oxford Economics cho rằng niềm tin của doanh nghiệp cùng với chi tiêu tiêu dùng tại Trung Quốc sẽ cải thiện nếu nước này đạt được mục tiêu tiêm chủng trên. Với mục tiêu này, các nhà chức trách phải tiêm vaccine cho 10 triệu người mỗi ngày - gấp đôi tốc độ hiện tại. "Nếu Bắc Kinh duy trì được tốc độ tiêm chủng trên tới tháng 9, thì có thể đạt được trạng thái miễn dịch cộng đồng - với khoảng 60-70% dân số được tiêm", Oxford Economics nhận định trong báo cáo vừa công bố ngày 30/3. "Điều này đồng nghĩa với việc tốc độ tăng trưởng GDP sẽ thêm 0,4 điểm phần trăm từ mức dự báo 8,9% của Oxford Economics cho kịch bản cơ sở". Kịch bản cơ sở được Oxford Economics đưa ra là tốc độ tiêm chủng tại quốc gia đông dân nhất thế giới đạt 5-6 triệu liều/ngày.
Theo báo cáo, tiêu dùng hộ gia đình tại Trung Quốc có thể tăng thêm 7% so với mức trước đại dịch năm 2019. Trong khi đó, dịch vụ du lịch sẽ phục hồi về mức khoảng 50% so với thời điểm nửa cuối năm 2019. Đầu tư cố định cũng sẽ được cải thiện.
Tuy nhiên, theo Bloomberg, đến nay, tiến độ tiêm chủng vaccine của Trung Quốc vẫn kém xa so với Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu với chỉ 107 triệu người - tương đương 3,8% - dân số được tiêm chủng. Các nhà phân tích nhận định việc kiểm soát thành công dịch bệnh trước đó đã khiến nước này thận trọng hơn trong việc thúc đẩy kế hoạch tiêm chủng.
Trước đó, theo khảo sát của Bloomberg với các nhà kinh tế, mức dự báo tăng trưởng trung bình cho nền kinh tế Trung Quốc là 8,5% trong năm nay. Các nhà kinh tế học cho biết nền kinh tế Trung Quốc sẽ lớn hơn Mỹ vào năm 2032. Tuy nhiên, Mỹ vẫn sẽ duy trì vị trí giàu có hơn Trung Quốc trong 50 năm tới hoặc hơn – tức là khá lâu sau khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất hành tinh. GDP bình quân đầu người là thước đo sản lượng của một nền kinh tế trên mỗi người dân và là thước đo chung cho sự thịnh vượng của một quốc gia. Dữ liệu mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy GDP bình quân đầu người của Trung Quốc được dự báo là 10.582,10 USD vào năm 2020 – thấp hơn gần 6 lần so với mức 63.051,40 USD của Mỹ. Đầu tháng 3.2021, Trung Quốc đã diễn ra chuỗi sự kiện đặc biệt, đó là Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc, còn gọi là Chính Hiệp, và Kỳ họp thứ 4 Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc, tức Quốc hội khóa XIII. Hai sự kiện này thường diễn ra liền nhau, còn được biết đến với tên là Lưỡng hội. Hội nghị năm nay càng thu hút sự chú ý bởi đặc biệt trong đó là tính thời điểm. Năm 2021, Trung Quốc chính thức bước vào năm đầu tiên của kế hoạch 5 năm lần thứ 14, 2021 - 2025. Năm nay cũng kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, như vậy là năm đầu tiên trên con đường thực hiện mục tiêu 100 năm lần thứ 2. Những báo cáo quan trọng về mục tiêu năm 2021 và các mục tiêu bao quát xa hơn đã được công bố. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, có nhiều tín hiệu cho thấy cải cách sẽ được tiến hành và thậm chí được xem là đòn bẩy chủ yếu để thúc đẩy kinh tế đi vào giai đoạn phát triển với chất lượng cao trong dài hạn. Vào ngày 28 tháng 3, Hội nghị các nhà cung cấp dịch vụ nông nghiệp Trung Quốc năm 2021 đã được tổ chức tại Bắc Kinh. Chủ đề của hội nghị lần này là "Con đường tiến tới dịch vụ nông nghiệp khoa học và công nghệ để phục hồi nông thôn" để cùng nhau thảo luận về cách cải thiện hệ thống dịch vụ xã hội và chuyên nghiệp của nông nghiệp trong giai đoạn mới, khái niệm mới và mô hình mới, đồng thời giúp thúc đẩy toàn diện quá trình hồi sinh nông thôn và đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc, để truy quét nạn vi phạm, buôn bán hạt giống giả, kém chất lượng và các hoạt động bất hợp pháp khác, tăng cường bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngành giống, đảm bảo hạt giống sử dụng trong vụ xuân được an toàn. Từ tháng 3, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn triển khai thực hiện đợt kiểm tra thị trường hạt giống vụ xuân định kỳ 2 tháng trên toàn quốc. Tập trung vào các loại hạt giống cây trồng như ngô, lúa, đậu tương, rau, hoa hướng dương, khoai tây giống, kiểm tra kỹ thị trường kinh doanh hạt giống và các cửa hàng đang hoạt động, đồng thời điều tra nghiêm các hành vi vi phạm về giống, chưa qua kiểm tra trước, chất lượng giống thấp, không đồng bộ. Tính xác thực và tài liệu lưu trữ sai lệch hoặc hồ sơ không đầy đủ; trong số đó, các khu vực sản xuất lúa sớm chính ở miền nam tập trung vào việc kiểm soát chất lượng hạt giống nghiêm ngặt, các khu vực sản xuất ngô chính ở đông bắc Trung Quốc tập trung vào việc kiểm tra hạt giống ngô biến đổi gen bất hợp pháp; Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Đông, Sơn Đông và những nơi khác tập trung kiểm tra hạt giống nhập khẩu, và các vùng sản xuất hướng dương chính ở Đông Bắc Trung Quốc kiểm tra nghiêm ngặt nhãn mác và tính xác thực của hạt hướng dương. Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn gần đây đã tổ chức 6 đoàn công tác tiến hành các chuyến thăm công khai, không báo trước và kiểm tra tại chỗ tại các khu vực trọng điểm như Nội Mông, Hắc Long Giang, Giang Tô, Hồ Bắc, Quảng Tây, Cam Túc, ... để kiểm tra, giám sát, đông đốc chỉ đạo thực hiện công việc. Mỗi tỉnh được yêu cầu kiểm tra ngẫu nhiên không dưới 20 kho giống , đồng thời lấy mẫu hạt để kiểm tra chất lượng hạt giống, khả năng biến đổi gen, tính xác thực và các chỉ tiêu khác. Đến nay, công tác giám sát, kiểm tra tại 4 tỉnh đã hoàn thành , bao gồm 17 quận, 23 chợ giống và 96 cửa hàng đang hoạt động. 120 mẫu giống được kiểm tra tại chỗ với khối lượng là 72.400 kg. Tất cả 11 vấn đề được phát hiện trong cuộc kiểm tra tại chỗ đã được yêu cầu sửa đổi ngay lập tức.
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI - BỘ CÔNG THƯƠNG
NÔNG NGHIỆP, THỰC PHẨM
Thông tin về tình hình xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Trung Quốc số tháng 3 năm 2021
- Thời gian: 01/05/2021
- Số trang : 30
- 17 lượt tải về
- 1.184 lượt xem
Giá bán (Price):
Miễn phí
Cùng chuyên mục
Đặc điểm xuất khẩu hạt điều trong 9 tháng đầu năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 5 lượt xem
- 1.620.000 vnđ
Thông tin mặt hàng gạo - sản xuất, tiêu thụ tháng 10 và 10 tháng năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 32 lượt xem
- 1.100.000 vnđ
Thị trường xuất nhập khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 64 lượt xem
- 200.000 vnđ
Mới cập nhập
Đặc điểm xuất khẩu hạt điều trong 9 tháng đầu năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 5 lượt xem
1.620.000 vnđ
Thông tin mặt hàng gạo - sản xuất, tiêu thụ tháng 10 và 10 tháng năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 32 lượt xem
1.100.000 vnđ
Thị trường xuất nhập khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 64 lượt xem
200.000 vnđ
Thông tin thị trường sữa tháng 10-2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 101 lượt xem
1.100.000 vnđ
NÔNG NGHIỆP, THỰC PHẨM
Sản phẩm nội bật
-
Thông tin ngành Logistics Việt Nam hàng tháng (P.CSDL)
-
Thông tin xuất khẩu Gạo hàng tháng (P.Xuất nhập khẩu)
-
Bản tin Dược phẩm và Trang thiết bị y tế hàng tuần (P.Công nghiệp)
-
Thông tin Thị trường thép hàng tháng (P.Công nghiệp)
-
Thông tin Thị trường sắt thép và nguyên liệu thế giới hàng tháng (P.Kinh tế quốc tế)