Số liệu mới nhất của Cơ quan Thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat) cho thấy, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã giảm 0,6% trên toàn Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và giảm 0,4% trên toàn Liên minh châu Âu (EU) trong Quý I/2021, theo đó chính thức rơi vào suy thoái 2 quý liên tiếp. Kinh tế Bồ Đào Nha giảm 3,3% trong quý I/2021, tiếp đó là Latvia giảm 2,6% và Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, ghi nhận mức giảm 1,7% phần lớn do tác động của các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, một số các quốc gia khác cũng ghi nhận tín hiệu lạc quan, khi Lithuania ghi nhận mức tăng 1,8% và Thụy Điển tăng 1,1%. Các nhà kinh tế kỳ vọng châu Âu cũng sẽ có sự tăng trưởng trong thời gian tới khi việc triển khai tiêm chủng vaccine của châu lục này được đẩy nhanh và các biện pháp phong tỏa được nới lỏng. Trước đó, lãnh đạo của 27 quốc gia thành viên EU đã đồng ý thành lập một quỹ hỗ trợ phục hồi kinh tế hậu đại dịch trị giá 750 tỷ Euro (888 tỷ USD) để tái thiết các nền kinh tế EU bị tác động nặng nề bởi khủng hoảng COVID-19. Theo kế hoạch, gói cứu trợ này sẽ bao gồm 500 tỷ EUR (564 tỷ USD) dưới dạng viện trợ và 250 tỷ EUR (282 tỷ USD) cho vay giúp các nước thành viên phục hồi kinh tế do những tác động của đại dịch COVID-19 gây ra.
Liên minh châu Âu (EU) đề xuất các nước thành viên nới lỏng hạn chế đối với việc đi lại không thiết yếu để ngăn ngừa lây nhiễm vi-rút corona, cũng như cho phép khách du lịch nước ngoài đã tiêm vắc-xin đến các nước trong khối. Theo kế hoạch, những người đã tiêm các loại vắc-xin được EU cấp phép có thể vào khối kể cả với mục đích không thiết yếu. Theo đó, kế hoạch này sẽ cho phép việc đi lại từ các quốc gia có tình hình phòng ngừa dịch bệnh tốt. Hiện nay, người từ những nước có tỷ lệ lây nhiễm dưới 25 ca/100.000 dân có thể vào EU mà không cần tiêm chủng. Ủy ban khuyến nghị nới lỏng giới hạn này lên thành dưới 100 ca/100.000 dân. Hiện chỉ có người dân của 7 quốc gia, trong đó có Australia và Hàn Quốc, là có thể vào EU cho dù đã được tiêm chủng hay chưa. Kế hoạch mới nhằm thúc đẩy ngành du lịch của khối trong kỳ nghỉ hè năm nay, và dự kiến sẽ nhận được sự đồng thuận của các nước thành viên trước cuối tháng 5 và đưa ra các quy tắc mới cho việc đi lại vào tháng 6.
Liên minh châu Âu (EU) vừa công bố một kế hoạch chiến lược mới với mục đích giảm phụ thuộc các nhà cung cấp nước ngoài trong một loạt lĩnh vực. Lãnh đạo EU cho biết chiến lược mới sẽ định hướng chuyển đổi nền kinh tế của EU một cách hiệu quả, đồng thời đảm bảo tính cạnh tranh của các ngành chủ chốt trong khối. Các ngành này bao gồm nguyên liệu thô, pin, thành phần dược phẩm hoạt tính, hydro, chất bán dẫn cũng như công nghệ đám mây và công nghệ tiên tiến. Chiến lược mới cũng cho phép cơ quan chống độc quyền của EU điều tra các công ty nước ngoài được nhà nước hậu thuẫn đang tìm cách mua lại các doanh nghiệp trong khối có doanh thu hàng năm vượt quá 500 triệu euro. Mặc dù tài liệu không đề cập cụ thể đến Trung Quốc, song kế hoạch được công bố ngay sau khi Brussels và Bắc Kinh liên tục có hành động đáp trả nhau bằng các biện pháp trừng phạt, dẫn tới mối quan hệ song phương có chiều hướng xuống dốc. Hồi tháng 3, EU cấm vận 4 quan chức Trung Quốc vì cáo buộc vi phạm nhân quyền tại Tân Cương khiến Bắc Kinh đáp trả bằng lệnh cấm vận lên các chính trị gia, học giả, tổ chức nghiên cứu của EU.
Về thương mại NLTS của EU với Việt Nam, trong 3 tháng 2021, Việt Nam đã xuất khẩu 937,1 triệu USD sang EU, trong khi nhập khẩu 265,5 triệu USD, giảm 3,7% về xuất khẩu nhưng tăng 43,1% về nhập khẩu so với cùng kỳ năm 2020. Trong 3 tháng 2021, về các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EU, cà phê, rau quả, và hạt điều có xu hướng giảm xuất khẩu với tốc độ -24,2%, -4,1%, và -21,2% trong khi cao su, chè, gạo, gỗ và sản phẩm từ gỗ, thủy sản, hạt tiêu, sản phẩm mây tre cói và thảm, sản phẩm từ cao su có xu hướng tăng với tốc độ 79,2%, 305,9%, 0,2%, 18,4%, 0,8%, 7,6%, 33,2% và 90,5%.
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI - BỘ CÔNG THƯƠNG
Châu Âu
Thông tin về tình hình xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Liên minh Châu Âu -EU số tháng 4 năm 2021
- Thời gian: 17/05/2021
- Số trang : 29
- 18 lượt tải về
- 607 lượt xem
Giá bán (Price):
Miễn phí
Cùng chuyên mục
THÔNG TIN MẶT HÀNG GẠO – SẢN XUẤT, TIÊU THỤ THÁNG 10 VÀ 10 THÁNG NĂM 2024 VÀ DỰ BÁO
- 0 lượt tải về
- 29 lượt xem
- 1.100.000 vnđ
Thị trường xuất nhập khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 64 lượt xem
- 200.000 vnđ
Phân tích tình hình xuất, nhập khẩu khí đốt hoá lỏng tháng 10/2024 - 10 tháng đầu năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 114 lượt xem
- 600.000 vnđ
Thông tin thị trường xăng dầu thế giới và Việt Nam tháng 10 năm 2024: Phân tích và dự báo
- 0 lượt tải về
- 79 lượt xem
- 800.000 vnđ
Mới cập nhập
Báo cáo kinh tế thế giới và Việt Nam, các ngành hàng, thị trường tiêu biểu 9 tháng năm 2024 và triển vọng
- 0 lượt tải về
- 447 lượt xem
1.500.000 vnđ
Thông tin phân tích, đánh giá và dự báo kinh tế - Số tháng 9/2024
- 0 lượt tải về
- 131 lượt xem
2.200.000 vnđ
Kinh tế Ý và trao đổi thương mại Ý - Việt Nam
- 0 lượt tải về
- 194 lượt xem
1.100.000 vnđ
Tình hình kinh tế thương mại thị trường Bồ Đào Nha tháng 8 năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 101 lượt xem
800.000 vnđ
NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
Sản phẩm nội bật
-
Thông tin ngành Logistics Việt Nam hàng tháng (P.CSDL)
-
Thông tin xuất khẩu Gạo hàng tháng (P.Xuất nhập khẩu)
-
Bản tin Dược phẩm và Trang thiết bị y tế hàng tuần (P.Công nghiệp)
-
Thông tin Thị trường thép hàng tháng (P.Công nghiệp)
-
Thông tin Thị trường sắt thép và nguyên liệu thế giới hàng tháng (P.Kinh tế quốc tế)