TÌNH HÌNH CHUNG MẶT HÀNG THÉP
-Với sự thành công vang dội ngăn chặn dịch Covid-19 thì Việt Nam đang là nơi trú ẩn an toàn cho các doanh nghiệp nước ngoài, là lựa chọn tốt cho các nước muốn tìm địa điểm để chuyển dịch chuỗi sản xuất về Việt Nam.
-Hiện tại những tháng cuối năm 2020 thì ngành thép việt nam đang gặp rất nhiều khó khăn do xu hướng phòng vệ thương mại tiếp tục gay gắt hơn khiến cho việc mở rộng vào thị trường gặp khó.
TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU THÉP
-Theo thống kê của Tổng Cục Hải Quan thì kim ngạch nhập khẩu thép về Việt Nam trong tháng 09 năm 2020 này đạt trên 1,01 triệu tấn với kim ngạch 629,48 triệu USD, giảm lần lượt là 15,29% về lượng và 3,65% về trị giá so với tháng trước và giảm 12.09% về lượng và giảm 15.77% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
-Trung Quốc là thị trường cung cấp thép lớn nhất cho nước ta, chiếm tỷ trọng 19,60% tổng lượng nhập khẩu thép của cả nước, tương đương trên 198,17 nghìn tấn với trị giá trên 137,94 triệu USD, tăng lần lượt 22,74% về lượng và 23,82% về trị giá so với tháng trước, giảm lần lượt 51,60% về lượng và 48,06% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG THÉP THÁNG 09 NĂM 2020
-Lượng thép cuộn dẫn đầu về nhập khẩu trong tháng 09 năm 2020, chiếm 77,27% trong tổng lượng thép nhập khẩu của Việt Nam trong tháng, đạt 3,38 triệu tấn với trị giá 410,10 triệu USD, tăng 75,12% về lượng và tăng 14,72% về trị giá so với tháng 8 năm 2020.
-Đứng thứ hai là nhập khẩu thép tấm, chiếm 5,42% trong tổng lượng thép nhập khẩu của nước ta, đạt 237,10 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 107,96 triệu USD, giảm lần lượt 9,97% về lượng và 4,52% về trị giá so với tháng trước, tăng mạnh 84,57% về lượng và tăng 34,29% về trị giá so với tháng 9 năm 2019.
-Nhập khẩu thép tấm lớn nhất vào Việt Nam là thị trường Trung Quốc, chiếm 51,21% tổng lượng thép tấm nhập khẩu của Việt Nam.
-Trong tháng 9 năm 2020 có rất nhiều thị trường cung cấp thép cuộn vào Việt Nam, theo đó: Đứng đầu về lượng là thị trường Nhật Bản đạt đạt 1,33 triệu tấn với trị giá 67,14 triệu USD, tăng mạnh 193,66% về lượng và giảm 9,78% về trị giá so với tháng trước
MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ DỰ BÁO
-Tuy do tác động của dịch Covid-19 trong tháng 9 năm 2020 thị trường nội địa Sản lượng thép xây dựng sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu không mấy khả quan do tác động của dịch Covid-19.
-Trong các tháng cuối năm thì khá nhiều dự án lớn tăng tiến độ sau giãn cách do dịch covid-19 và chi tiêu cho cơ sở hạ tầng cũng được đẩy mạnh giải ngân, điều này sẽ trực tiếp hỗ trợ cho sản lượng tiêu thụ của ngành thép xây dựng.
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI - BỘ CÔNG THƯƠNG
Sắt, thép
Thông tin về tình hình nhập khẩu mặt hàng thép các loại (không tính phôi thép) tháng 09/2020
- Thời gian: 30/10/2020
- Số trang : 22
- 2 lượt tải về
- 722 lượt xem
Giá bán (Price):
100.000 vnđ
Cùng chuyên mục
Đặc điểm xuất khẩu hạt điều trong 9 tháng đầu năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 6 lượt xem
- 1.620.000 vnđ
Thông tin mặt hàng gạo - sản xuất, tiêu thụ tháng 10 và 10 tháng năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 33 lượt xem
- 1.100.000 vnđ
Thị trường xuất nhập khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 64 lượt xem
- 200.000 vnđ
Mới cập nhập
Thông tin thị trường tôn mạ 9 tháng đầu năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 10 lượt xem
3.000.000 vnđ
Phân tích tình hình xuất, nhập khẩu khí đốt hoá lỏng tháng 10/2024 - 10 tháng đầu năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 116 lượt xem
600.000 vnđ
Thông tin thị trường dược phẩm và NPL 10 tháng năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 134 lượt xem
1.100.000 vnđ
Thông tin thị trường khí hoá lỏng 10 tháng năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 80 lượt xem
1.100.000 vnđ
CÔNG NGHIỆP
Sản phẩm nội bật
-
Thông tin ngành Logistics Việt Nam hàng tháng (P.CSDL)
-
Thông tin xuất khẩu Gạo hàng tháng (P.Xuất nhập khẩu)
-
Bản tin Dược phẩm và Trang thiết bị y tế hàng tuần (P.Công nghiệp)
-
Thông tin Thị trường thép hàng tháng (P.Công nghiệp)
-
Thông tin Thị trường sắt thép và nguyên liệu thế giới hàng tháng (P.Kinh tế quốc tế)