TÌNH HÌNH CHUNG MẶT HÀNG THÉP
-Theo Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết thì hiện xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á đang chiếm thị trường chủ yếu với hơn 54% tổng lượng xuất khẩu và 57% kim ngạch, còn các nước Châu Âu mới chỉ đạt hơn 4,1% thị trường đầy tiềm năng này mà thôi.
-Về tổng thể hiệp định (EVFTA) sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn giữa Việt Nam so với các nước ASEAN tại thị trường EU.
TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU THÉP
-Theo thống kê của Tổng Cục Hải Quan thì kim ngạch nhập khẩu thép về Việt Nam trong tháng 08 năm 2020 này đạt trên 1,19 triệu tấn với kim ngạch 653,30 triệu USD, giảm lần lượt là 15,93% về lượng và 13,03% về trị giá so với tháng trước và giảm 6.75% về lượng và giảm 21.22% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
-Ấn Độ là thị trường cung cấp thép lớn nhất cho nước ta, chiếm tỷ trọng 30,08% tổng lượng nhập khẩu thép của cả nước, tương đương trên 359,11 nghìn tấn, giảm 20,84% so với tháng trước và tăng 52,71% so với cùng kỳ năm 2019.
TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG THÉP THÁNG 08 NĂM 2020
-Lượng thép cuộn dẫn đầu về nhập khẩu trong tháng 08 năm 2020, chiếm 49,83% trong tổng lượng thép nhập khẩu của Việt Nam trong tháng, đạt 1,00 triệu tấn với trị giá 330,23 triệu USD, giảm 26,27% về lượng và giảm 1,99% về trị giá so với tháng 7 năm 2020.
-Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng Cục Hải Quan thì lượng thép tấm nhập khẩu trong tháng 08 năm 2020 về Việt Nam đạt 285,77 nghìn tấn với kim ngạch 117,87 triệu USD, tăng 4,46% về lượng và tăng 2,45% về trị giá so với tháng trước
-Trong tháng 8 năm 2020 có rất nhiều thị trường cung cấp thép cuộn vào Việt Nam, theo đó: Đứng đầu về lượng là thị trường Ấn Độ đạt đạt 605,37 nghìn tấn với trị giá 62,95 triệu USD, giảm 37,31% về lượng và giảm 9,63% về trị giá so với tháng trước
-Nhập khẩu thép tấm từ Trung Quốc trong tháng 08/2020 đạt 218,08 nghìn tấn với trị giá 56,69 triệu USD, tăng cả về lượng và kim ngạch so với tháng trước đó, với mức tăng lần lượt là 6,09% và 3,34%.
MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ DỰ BÁO
-Ngành thép sẽ có sự phân hóa và thay đổi sau đại dịch COVID-19 bùng phát và có thể tăng tốc theo hướng có lợi cho các công ty dẫn đầu thị trường. Ngoài ta, các công ty có xu hướng đa dạng hóa hơn cơ sở thị trường xuất khẩu để giảm sự phụ thuộc vào bất kỳ thị trường nào.
-Đến cuối năm 2020 thì nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sẽ dần ổn định và có chiều hướng tăng từ 4 - 5% so với cùng kỳ 2019
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI - BỘ CÔNG THƯƠNG
Sắt, thép
Thông tin về tình hình nhập khẩu mặt hàng thép các loại (không tính phôi thép) tháng 08/2020
- Thời gian: 30/09/2020
- Số trang : 23
- 18 lượt tải về
- 707 lượt xem
Giá bán (Price):
Miễn phí
Cùng chuyên mục
Đặc điểm xuất khẩu hạt điều trong 9 tháng đầu năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 5 lượt xem
- 1.620.000 vnđ
Thông tin mặt hàng gạo - sản xuất, tiêu thụ tháng 10 và 10 tháng năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 32 lượt xem
- 1.100.000 vnđ
Thị trường xuất nhập khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 64 lượt xem
- 200.000 vnđ
Mới cập nhập
Thông tin thị trường tôn mạ 9 tháng đầu năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 10 lượt xem
3.000.000 vnđ
Phân tích tình hình xuất, nhập khẩu khí đốt hoá lỏng tháng 10/2024 - 10 tháng đầu năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 114 lượt xem
600.000 vnđ
Thông tin thị trường dược phẩm và NPL 10 tháng năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 134 lượt xem
1.100.000 vnđ
Thông tin thị trường khí hoá lỏng 10 tháng năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 80 lượt xem
1.100.000 vnđ
CÔNG NGHIỆP
Sản phẩm nội bật
-
Thông tin ngành Logistics Việt Nam hàng tháng (P.CSDL)
-
Thông tin xuất khẩu Gạo hàng tháng (P.Xuất nhập khẩu)
-
Bản tin Dược phẩm và Trang thiết bị y tế hàng tuần (P.Công nghiệp)
-
Thông tin Thị trường thép hàng tháng (P.Công nghiệp)
-
Thông tin Thị trường sắt thép và nguyên liệu thế giới hàng tháng (P.Kinh tế quốc tế)