Thực hiện Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 và Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/02/2021 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200, bắt đầu từ năm 2017, Bộ Công Thương phối hợp cùng các chuyên gia logistics xây dựng Báo cáo Logistics Việt Nam thường niên nhằm rà soát, đánh giá, cung cấp thông tin về tình hình, triển vọng logistics Việt Nam và quốc tế và các quy định chính sách liên quan... góp phần phục vụ công tác quản lý nhà nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư của các doanh nghiệp, công tác nghiên cứu khoa học và truyền thông trong lĩnh vực logistics.
Ngày 26/6/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Đà Nẵng. Theo đó, Quốc hội đồng ý thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với cảng biển Liên Chiểu, với mục tiêu thu hút đầu tư, tài chính, thương mại, du lịch và dịch vụ chất lượng cao. Cùng với đó, khu thương mại tự do cũng được đề xuất trong quy hoạch của nhiều tỉnh, thành. Với sự mở rộng của các khu thương mại tự do, Việt Nam không chỉ tăng cường năng lực cạnh tranh trong khu vực mà còn hứa hẹn trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do (FTA) ngày càng được ký kết và thực thi.
Bên cạnh việc cung cấp những thông tin về tình hình phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam trong năm vừa qua, Báo cáo Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề "Khu thương mại tự do" sẽ tập trung phân tích tầm quan trọng và tiềm năng của các FTZ đối với sự phát triển của ngành logistics, đồng thời đưa ra các nhận định và khuyến nghị về chiến lược phát triển bền vững. Báo cáo cũng sẽ đánh giá các mô hình phát triển FTZ thành công trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và gợi mở các chính sách phù hợp cho Việt Nam trong thời gian tới.
Báo cáo Logistics Việt Nam 2024 được kết cấu bao gồm 07 chương, cụ thể:
(i) Môi trường kinh doanh dịch vụ logistics;
(ii) Hạ tầng logistics;
(iii) Dịch vụ logistics;
(iv) Logistics tại doanh nghiệp sản xuất và thương mại;
(v) Các hoạt động liên quan đến logistics;
(vi) Phát triển logistics ở địa phương;
(vii) Chuyên đề: Khu thương mại tự do.
Báo cáo được xây dựng với sự tham gia của Ban Biên tập gồm các chuyên gia đến từ các Bộ, ngành, Hiệp hội, các tổ chức đào tạo và nghiên cứu... trên cơ sở hệ thống thông tin và dữ liệu đáng tin cậy, cập nhật từ các nguồn thông tin chính thống và kết quả khảo sát thực tế do Ban Biên tập tiến hành.
Ban Biên tập hy vọng Báo cáo sẽ đáp ứng được cơ bản các nhu cầu về thông tin, số liệu và định hướng của độc giả và mong nhận được các ý kiến góp ý để hoàn thiện. Mọi vấn đề cần trao đổi, xin vui lòng liên hệ với Ban Biên tập theo địa chỉ:
Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương
54 Hai Bà Trưng, Hà Nội
Email: [email protected]
Website: https://logistics.gov.vn
Ngày 26/6/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Đà Nẵng. Theo đó, Quốc hội đồng ý thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với cảng biển Liên Chiểu, với mục tiêu thu hút đầu tư, tài chính, thương mại, du lịch và dịch vụ chất lượng cao. Cùng với đó, khu thương mại tự do cũng được đề xuất trong quy hoạch của nhiều tỉnh, thành. Với sự mở rộng của các khu thương mại tự do, Việt Nam không chỉ tăng cường năng lực cạnh tranh trong khu vực mà còn hứa hẹn trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh các hiệp định thương mại tự do (FTA) ngày càng được ký kết và thực thi.
Bên cạnh việc cung cấp những thông tin về tình hình phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam trong năm vừa qua, Báo cáo Logistics Việt Nam 2024 với chủ đề "Khu thương mại tự do" sẽ tập trung phân tích tầm quan trọng và tiềm năng của các FTZ đối với sự phát triển của ngành logistics, đồng thời đưa ra các nhận định và khuyến nghị về chiến lược phát triển bền vững. Báo cáo cũng sẽ đánh giá các mô hình phát triển FTZ thành công trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và gợi mở các chính sách phù hợp cho Việt Nam trong thời gian tới.
Báo cáo Logistics Việt Nam 2024 được kết cấu bao gồm 07 chương, cụ thể:
(i) Môi trường kinh doanh dịch vụ logistics;
(ii) Hạ tầng logistics;
(iii) Dịch vụ logistics;
(iv) Logistics tại doanh nghiệp sản xuất và thương mại;
(v) Các hoạt động liên quan đến logistics;
(vi) Phát triển logistics ở địa phương;
(vii) Chuyên đề: Khu thương mại tự do.
Báo cáo được xây dựng với sự tham gia của Ban Biên tập gồm các chuyên gia đến từ các Bộ, ngành, Hiệp hội, các tổ chức đào tạo và nghiên cứu... trên cơ sở hệ thống thông tin và dữ liệu đáng tin cậy, cập nhật từ các nguồn thông tin chính thống và kết quả khảo sát thực tế do Ban Biên tập tiến hành.
Ban Biên tập hy vọng Báo cáo sẽ đáp ứng được cơ bản các nhu cầu về thông tin, số liệu và định hướng của độc giả và mong nhận được các ý kiến góp ý để hoàn thiện. Mọi vấn đề cần trao đổi, xin vui lòng liên hệ với Ban Biên tập theo địa chỉ:
Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương
54 Hai Bà Trưng, Hà Nội
Email: [email protected]
Website: https://logistics.gov.vn