- Mặc dù kinh tế toàn cầu đang phục hồi dần sau những tổn thất vì dịch bệnh COVID-19, nhưng quy mô nền kinh tế nói chung sẽ vẫn thấp hơn so với thời điểm trước đại dịch.
- Các hệ lụy của dịch bệnh đã làm trầm trọng thêm những rủi ro từ áp lực nợ toàn cầu vốn đã kéo dài hàng thập kỷ qua, đồng thời làm suy giảm hầu hết các động lực tăng trưởng trong năm đầu tiên của thập kỷ mới.
- Diễn biến và các bài học kinh nghiệm rút ra từ một năm qua cho thấy phản ứng của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp, mỗi tác nhân trong nền kinh tế đối với cuộc khủng hoảng này sẽ định hình tương lai chung của kinh tế toàn cầu trong nhiều năm tới. Do đó, đây là thời điểm cần tăng cường sự hợp tác, nắm bắt các cơ hội để đặt nền móng cho một nền kinh tế toàn cầu bình đẳng và bền vững.
- Năm 2020, Việt Nam là một trong số ít các nền kinh tế trên thế giới có GDP tăng so với năm 2019, trở thành “hình mẫu” về phòng chống dịch bệnh COVID-19, khả năng thích nghi với “điều kiện bình thường mới”, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh và tạo các động lực mới cho tăng trưởng kinh tế. Các kết quả này đặc biệt ấn tượng nếu xét trong bối cảnh suy giảm chung của thương mại toàn cầu. Xuất khẩu đã nhanh chóng được nối lại từ giữa năm, tạo đà cho tăng trưởng của cả năm. Nhập khẩu vẫn tăng để phục vụ nhu cầu hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng, nhưng mức tăng thấp hơn, giúp xuất siêu đạt kỷ lục.
- Năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và các kế hoạch 5 năm trên các lĩnh vực theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; bên cạnh những yếu tố thuận lợi và nền tảng từ một môi trường vĩ mô ổn định, kinh tế Việt Nam cũng phải đối mặt với những rủi ro, thách thức đa dạng từ cả bên ngoài và nội tại.
- Trong bối cảnh này, các quyết định về kiểm soát dịch bệnh và đầu tư đúng đắn, gồm cả từ khu vực công và khu vực tư nhân, các nỗ lực và dự án liên kết công-tư phù hợp, sẽ tạo ra trợ lực cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế nói chung và các ngành hàng, doanh nghiệp nói riêng.
- THÔNG TIN VỀ Kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2021, do Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại- Bộ Công Thương thực hiện và phát hành vào tháng 01/2021 với chủ đề “Hợp tác và Đổi mới: chìa khóa để phục hồi bền vững và bứt phá”, đã cập nhật đầy đủ số liệu về kinh tế, thương mại, đầu tư của thế giới và các nền kinh tế tiêu biểu, các phản ứng và kế hoạch chính sách mới của các quốc gia; hệ thống số liệu xuất nhập khẩu, thương mại biên giới và sản xuất công nghiệp của Việt Nam và một số nước đối tác, chi tiết đến ngành hàng, thị trường, địa bàn sản xuất, thay vì sử dụng các số liệu ước tính sơ bộ vào tháng 12/2020.
- Đặc biệt, những dự báo được tổng hợp từ nhiều nguồn đáng tin cậy, trong đó có tài khoản truy cập dữ liệu do hãng tin Reuters cấp cho Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại theo hợp đồng mua tin hàng năm và từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về kinh tế, công nghiệp và thương mại do Trung tâm vận hành, hy vọng sẽ mang lại những thông tin tham khảo có giá trị cho các cơ quan quản lý Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp trong năm 2021- một năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về nhiều mặt.
CÁC NỘI DUNG CHÍNH
PHẦN I: KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2020 VÀ DỰ BÁO NĂM 2021
I. KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2020 VÀ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM
1. Những đặc điểm chính của kinh tế thế giới năm 2020
1.1. Tăng trưởng kinh tế
1.2. Thương mại quốc tế và thị trường hàng hóa thế giới
1.3. Tài chính, tiền tệ quốc tế
2. Một số nền kinh tế quan trọng và đối tác lớn của Việt Nam
2.1. Hoa Kỳ
2.2. Khu vực đồng Euro (Eurozone)
2.3. Trung Quốc
2.4. Hàn Quốc
2.5. Nhật Bản
2.6. ASEAN
II. DỰ BÁO KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2021
1. Dự báo chung về triển vọng kinh tế thế giới
1.1. Tăng trưởng kinh tế:
1.2. Thương mại quốc tế và thị trường hàng hóa thế giới:
1.3. Tài chính, tiền tệ quốc tế:
2. Dự báo về một số nền kinh tế tiêu biểu:
2.1. Hoa Kỳ
2.2. Khu vực đồng tiền chung Euro (Eurozone)
2.3. Trung Quốc
2.4. Hàn Quốc
2.5. Nhật Bản
2.6. ASEAN
PHẦN II: KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ DỰ BÁO NĂM 2021
I. KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020
1. Tổng quan
2. Thị trường tài chính, tiền tệ
2.1. Tỷ giá và thị trường ngoại hối
2.2. Lãi suất và tín dụng
3. Thị trường hàng hóa trong nước
3.1. Diễn biến giá cả hàng hóa
3.2. Hoạt động thương mại hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng
4. Xuất nhập khẩu hàng hóa
4.1. Đánh giá chung
4.2. Xuất khẩu
4.2.1. Kim ngạch xuất khẩu
4.2.2. Về thị trường xuất khẩu
4.2.3. Về mặt hàng xuất khẩu
4.3. Nhập khẩu
4.3.1. Về kim ngạch nhập khẩu
4.3.2. Về thị trường nhập khẩu
4.3.3. Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu
4.4. Cán cân thương mại
4.5. Chỉ số giá xuất, nhập khẩu những nhóm hàng quan trọng
4.5.1. Chỉ số giá xuất khẩu
4.5.2. Chỉ số giá nhập khẩu
4.5.3. Tỷ giá thương mại
5. Thương mại biên giới
5.1. Tình hình và xu hướng chung:
5.2. Thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc
5.3. Thương mại biên giới Việt Nam - Lào
5.4. Thương mại biên giới Việt Nam - Campuchia
6. Sản xuất công nghiệp
6.1. Tình hình chung
6.2. Công nghiệp nhẹ
6.2.1. Ngành sản xuất, chế biến thực phẩm
6.2.2. Ngành sản xuất đồ uống
6.2.3. Các ngành dệt may, da giày
6.3. Công nghiệp nặng
6.4. Công nghiệp hỗ trợ (CNHT)
6.5. Ngành hóa chất:
6.5.1. Sản xuất
6.5.2. Xuất khẩu
6.5.3. Nhập khẩu
II. DỰ BÁO KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021
1. Dự báo xu hướng kinh tế Việt Nam năm 2021
2. Chi tiết dự báo các lĩnh vực, ngành hàng cụ thể:
2.1. Thị trường tài chính, tiền tệ
2.2. Thương mại nội địa
2.3. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
2.4. Sản xuất công nghiệp
PHỤ LỤC
Bảng A1: Kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa, chia theo nhóm doanh nghiệp, nhóm hàng hóa trong năm 2020
Bảng A2: Chỉ số giá hàng hoá xuất, nhập khẩu năm 2020
Bảng A3. Tham khảo một số thị trường sản xuất thép thô trên thế giới
Bảng A4: Tham khảo một số chủng loại ô tô và phụ tùng ô tô sản xuất tại các tỉnh tháng năm 2020