Mặc dù gia tăng liên tiếp trong 4 tháng gần đây nhưng xuất khẩu dệt 
may của Việt Nam vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, sau khi trị giá 
xuất khẩu dệt may của Việt Nam nói chung tháng 5/2023 tăng 14,8% so với 
tháng 4/2023, tháng 6/2023 tăng 4,94% so với tháng 5/2023, tháng 7/2023 
tiếp tục tăng 6,79% so với tháng 6/2023 và đạt xấp xỉ 74,86 triệu USD nhưng 
giảm 11,62% so với tháng 7/2022. Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt 
Nam 7 tháng đầu năm nay đạt gần 19,05 tỷ USD, giảm 14,52% so với cùng kỳ 
năm ngoái. 

Xuất khẩu dệt may sang Vương quốc Anh cũng nằm trong xu hướng 
chung. Cụ thể, trị giá xuất khẩu trong tháng 5/2023 tăng 14,9% so với tháng 
4/2023, tháng 6/2023 tăng 2,21% so với tháng 5/2023, tháng 7/2023 tiếp tục 
tăng 17,65% so với tháng 6/2023, đạt 74,86 triệu USD nhưng giảm 16,05% so 
với tháng 7/2022. Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Vương quốc Anh 7 
tháng đầu năm 2023 đạt 393,14 triệu USD, giảm 15,93% so với cùng kỳ năm 
trước. 

Những ưu đãi từ UKVFTA giúp hàng hóa Việt Nam có thêm nhiều cơ 
hội tiếp tục mở rộng thị trường tại Vương quốc Anh, nhất là những mặt hàng 
mà hệ thống cung ứng của Vương quốc Anh có một số khoảng trống do ảnh 
hưởng của Brexit như dệt may. Nhưng cũng giống như EVFTA, Hiệp định 
Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) là một FTA thế hệ 
mới với tiêu chuẩn cao, một trong đó là tiêu chuẩn về xuất xứ hàng hóa. 

Để đáp ứng tiêu chí về nguồn gốc xuất xứ, tận dụng nhiều hơn ưu đãi 
trong UKVFTA, doanh nghiệp Việt Nam đã tăng nhập khẩu các loại nguyên 
phụ liệu dệt may từ Vương quốc Anh. Nhập khẩu cả vải và nguyên phụ liệu 
dệt, may, da, giày nói chung từ Vương quốc Anh trong 7 tháng đầu năm 2023 
đều tăng so với cùng kỳ năm 2022. 

- Các quy định, chính sách liên quan đến ngành hàng dệt may tại 
Vương quốc Anh. 
+ Quy định REACH về hóa chất và kim loại nặng trong quần áo và 
hàng dệt may của Vương quốc Anh. 
+ Quy định chung về an toàn sản phẩm (GPSR) 

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
NỘI DUNG BÁO CÁO 
 
I. Tình hình giao thương đối với ngành hàng dệt may trong UKVFTA  
1. Phân tích hoạt động xuất, nhập khẩu dệt may của Việt Nam với thị 
trường trong UKVFTA 
1.1. Xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Vương quốc Anh 
1.2. Nhập khẩu dệt may của Việt Nam từ Vương quốc Anh 
3. Tình hình, xu hướng thị trường và thương mại dệt may của Vương quốc Anh  
3.1. Xu hướng thị trường Vương quốc Anh 
3.2. Nhập khẩu dệt may của Vương quốc Anh
II. Các quy định, chính sách liên quan đến ngành hàng dệt may trong 
UKVFTA 
 
1. Quy định REACH về hóa chất và kim loại nặng trong quần áo và hàng 
dệt may của Vương quốc Anh  
2. Quy định chung về an toàn sản phẩm (GPSR)

DANH MỤC BẢNG 
Bảng 1: Tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Vương quốc Anh  
Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu vải và nguyên liệu dệt may, da giày của Việt 
Nam từ Vương quốc Anh 7 tháng đầu năm 2023 
Bảng 3: Tăng trưởng nhập khẩu dệt may của Vương quốc Anh từ các thị 
trường trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2023 
Bảng 4: Một số chủng hàng dệt may nhập khẩu từ các nguồn cung của Vương 
quốc Anh trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2023 

DANH MỤC BIỀU ĐỒ 
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Vương quốc Anh 
7 tháng đầu năm giai đoạn 2022 - 2023
Biểu đồ 2: Kim ngạch nhập khẩu các loại nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 
của Việt Nam từ Vương quốc Anh 7 tháng đầu năm 2023 
Biểu đồ 3: Cơ cấu các thị trường nhập khẩu dệt may của Vương quốc Anh 
trong 6 tháng đầu năm 2023