Theo Cục Đường thủy nội địa (Bộ Giao thông Vận tải), Việt Nam nằm trong nhóm nước có mật độ sông, kênh vào loại cao nhất thế giới, cộng với nguồn hàng hóa sản xuất và xuất nhập khẩu liên tục tăng qua các năm, cho thấy tiềm năng để phát triển vận tải thủy nội địa rất lớn.
Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế và trong nước, trong thời gian tới, vận tải đường thủy được có triển vọng đảm nhận được khối lượng hàng hoá lớn hơn, khẳng định lợi thế là phương thức vận tải ít ô nhiễm, cũng là mắt xích quan trọng trong vận tải đa phương thức và tham gia chuỗi cung ứng dịch vụ logistics.
Trong khi có nhiều lợi thế, ưu điểm thì hiện nay hệ thống logistics phục vụ cho vận tải đường thủy nội địa còn hạn chế; phương tiện thủy chủ yếu vẫn là loại nhỏ, chưa tích hợp công nghệ hiện đại, hoạt động trên tuyến ngắn; việc kết nối giữa vận tải đường thủy với các phương thức vận tải khác, nhất là đường bộ và cảng biển chưa thuận lợi; hạ tầng tại các cảng, bến còn nhiều bất cập. Nhìn chung đường thủy nội địa Việt Nam hiện nay đang gặp khó cả về hạ tầng luồng tuyến, cảng sông, IDC và đội tàu thủy nội địa.
Báo cáo này tập trung phân tích, đánh giá đặc điểm, quy mô, các lợi thế, ưu điểm, các hạn chế, nút thắt trong vận tải đường thủy nội địa của Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu và cạnh tranh chiến lược trong khu vực, ví dụ như tác động tiềm tàng của dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia đến vận tải đường thủy của Việt Nam và các hàm ý. 
Báo cáo rà soát các nội dung chính về pháp lý, chính sách, cơ chế thúc đẩy phát triển; thực trạng dịch vụ và hạ tầng của logistics đường thủy của cả nước. Ngoài ra, các phân tích chuyên sâu theo khu vực, địa bàn cũng được thực hiện trong Báo cáo. 
Hệ thống số liệu và các nội dung phân tích được thể hiện trong danh mục các bảng, biểu đồ, hộp và Mục lục của Báo cáo dưới đây:

I. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM, THỰC TRẠNG LOGISTICS ĐƯỜNG THỦY CỦA VIỆT NAM (tính đến năm 2024) 
1 Đánh giá chung về các lợi thế, ưu điểm và hạn chế của logistics đường thủy nội địa của Việt Nam
1.1. Các lợi thế, ưu điểm:
1.2. Các hạn chế, nút thắt và yêu cầu tháo gỡ
2 Môi trường pháp lý, định hướng, chính sách và các dự án lớn
2.1. Quy định pháp lý về vận tải đường thủy nội địa và kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
2.2. Các cơ chế đột phá thực hiện quy hoạch đường thủy
2.3. Các dự án lớn và cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào các dự án
3 Thực trạng dịch vụ vận tải đường thủy
3.1. Khối lượng vận chuyển vận tải đường thủy
3.2. Chỉ số phát triển qua các năm
3.3. Tỷ trọng của vận tải đường thủy nội địa trong tổng các phương thức vận tải
3.4. Về phương tiện vận chuyển:
4 Thực trạng hạ tầng logistics đường thủy
4.1. Về luồng tuyến, hành lang vận chuyển
4.2. Về cảng, bến vận tải đường thủy
5 Logistics đường thủy tại một số địa phương và tuyến luồng chính
5.1. Khu vực phía Bắc
5.1.1. Tình hình chung của khu vực 
5.1.2. Các tuyến luồng và địa phương tiêu biểu: 
5.2. Khu vực phía Nam
5.2.1. Tình hình chung của khu vực
5.2.2. Phân tích sâu tình hình phát triển vận tải đường thủy của một số địa phương
II. DỰ BÁO TRIỂN VỌNG VÀ XU HƯỚNG MỚI 
1 Triển vọng chung
2 Dự báo tác động từ Dự án kênh đào Funan Techo của Campuchia và giải pháp ứng phó

2.1. Các quy định pháp lý về vận tải đường thủy giữa Việt Nam và Campuchia
2.2. Phân tích các tác động tiềm tàng của dự án kênh đào Funan Techo đến vận tải đường thủy của Việt Nam
3 Tác động của biến đổi khí hậu và ứng phó
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 
 
DANH MỤC BẢNG 
Bảng 1: Thống kê chiều dài, số tuyến vận tải chính và số kênh, sông theo khu vực Bắc, Trung, Nam 
Bảng 2: 9 hàng lanh vận tải đường thủy được quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 
Bảng 3: Các tuyến đường thuỷ quy định tại Campuchia trong khuôn khổ Hiệp định Vận tải thủy Việt Nam – Campuchia 
Bảng 4: Các tuyến đường thuỷ quy định tại Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định Vận tải thủy Việt Nam – Campuchia 
Bảng 5: Các tuyến quá cảnh trong khuôn khổ Hiệp định Vận tải thủy Việt Nam – Campuchia 
Bảng 6: Cảng, bến, cụm cảng tại Campuchia trong khuôn khổ Hiệp định Vận tải thủy Việt Nam – Campuchia (Tên cảng, chủ sở hữu, thông số cảng, loại hàng hóa) 
Bảng 7: Cảng, bến, cụm cảng tại Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định Vận tải thủy Việt Nam – Campuchia (Tên cảng, chủ sở hữu, thông số cảng, loại hàng hóa) 
 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 
Biểu đồ 1: Vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa giai đoạn 2017-2023 
Biểu đồ 2: Chỉ số phát triển vận tải đường thủy nội địa của Việt Nam các năm từ 2017-2023 
Biểu đồ 3: Thay đổi tỷ trọng của vận tải đường thủy nội địa trong tổng các phương thức vận tải hàng hóa của Việt Nam các năm từ 2017-2023 

DANH MỤC HỘP 
Hộp 1: Điểm nhấn trong dự án Phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam 
Hộp 2: Định hướng về phát triển mạng lưới giao thông đường thủy nội địa trong Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 
Hộp 3:  Luồng đường thủy nội địa quốc gia kênh Nghĩa Hưng 
Hộp 4: Lượng hàng hóa từ Campuchia qua Việt Nam từ khi Hiệp định Vận tải thủy Việt Nam – Campuchia chính thức có hiệu lực 
Hộp 5: Các giải pháp nâng cao hiệu quả thông quan đối với hàng hóa quá cảnh để thúc đẩy vận chuyển đường thủy 
 
DANH MỤC HÌNH 
Hình 1: Các hành lang và tuyến vận tải đường thủy nội địa chính của Việt Nam đến năm 2030 
Hình 2: Tàu sông đi phía dưới cầu Đuống 
Hình 3: Năm 2023 có hơn 1.300 phương tiện thủy đăng ký mới, tạo thuận lợi vận tải 
Hình 4: Thống kê cảng, bến thủy nội địa của Việt Nam theo chủng loại và phân bổ theo địa lý 
Hình 5: Sơ đồ tuyến vận tải đường thủy Bắc Ninh-Hải Phòng 
Hình 6: Tàu qua kênh đào Nghĩa Hưng (Nam Định) 
Hình 7: Đội tàu vận tải đường thủy nội địa tại ĐBSCL đông nhưng đa phần vẫn có quy mô nhỏ 
Hình 8: Các kết nối đường thủy nội địa vùng Đông Nam Bộ