Trong năm 2023, Chính phủ đã tập trung tháo gỡ khó khăn, ứng với các biến động, từng bước phục hồi và phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, thông qua những giải pháp quyết liệt về thể chế, hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực; đẩy mạnh phát triển hạ tầng để giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả logistics, tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa của Việt Nam. 

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, tại Phiên họp Chính phủ vào ngày 6/12/2023, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ cần tập trung tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả, toàn diện; tiếp tục thực hiện quyết liệt nhiệm vụ ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; tập trung vào các động lực tăng trưởng như xuất khẩu, tiêu dùng, đầu tư; bảo đảm xử lý các vướng mắc, tồn tại… Về hạ tầng vận tải, logistics, Thủ tướng chỉ đạo “Triển khai quyết liệt, bảo đảm tiến độ, chất lượng các đề án, nhiệm vụ, công việc được giao hoàn thành trong năm 2023, bảo đảm chất lượng. Hoàn thành 3 dự án đường bộ cao tốc với tổng chiều dài 70 km (cầu Mỹ Thuận 2, Mỹ Thuận-Cần Thơ, Tuyên Quang-Phú Thọ) trong tháng 12/2023; hoàn thiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục bắc-nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia…; khánh thành sân bay Điện Biên Phủ chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”. 

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 1598/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Một trong 3 nhóm nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển trong Quy hoạch này có liên quan chặt chẽ đến lĩnh vực logistics (Chi tiết trong Báo cáo).

Thế giới : 

Phân tích tác động của việc tuân thủ quy định, chính sách mới đến lĩnh vực logistics toàn cầu trong năm 2024.

Hài hòa hóa là một yêu cầu cao vì điều đó đòi hỏi mọi quốc gia phải thực hiện cùng một khung pháp lý. Nhưng mỗi quốc gia đều có những nhu cầu, mục tiêu và điều kiện kinh tế, hạ tầng riêng. Điều quan trọng là cơ chế hợp tác quốc tế, hợp tác công-tư cần được thực hiện một cách rốt ráo và thực chất để việc công nhận quy định, nguyên tắc, thủ tục lẫn nhau giữa các quốc gia có thể mang lại sự tiến triển bền vững cho các hoạt động logistics toàn cầu.

Thông tin về các sửa đổi trong các công ước quốc tế liên quan đến vận tải, logistics, áp dụng từ năm 2024 (Xem chi tiết trong báo cáo). 

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH

TÓM TẮT 
1. Các định hướng, chính sách, quy định về logistics nói chung
1.1. Các nội dung về logistics và hoạt động xuất, nhập khẩu trong chỉ đạo của Chính phủ, tháng 12/2023
1.2. Một số nội dung quan trọng về logistics trong Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
1.3. Một số nội dung quan trọng về logistics trong Quy hoạch thành phố Cần Thơ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
1.4. Một số nội dung quan trọng về logistics trong Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
1.5. Một số nội dung quan trọng về logistics trong Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
2. Các định hướng, chính sách, kế hoạch tác động đến hoạt động của các doanh nghiệp và logistics cho xuất, nhập khẩu
2.1. Các chính sách hỗ trợ khôi phục hoạt động kinh doanh, tiếp tục đảm bảo lưu thông hàng hóa trong năm 2024
2.2. Hướng dẫn thực hiện quy định về nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
3. Định hướng, chính sách, quy định của nước ngoài: Tác động và/hoặc bài học kinh nghiệm cho logistics trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
3.1. Phân tích tác động của việc tuân thủ quy định, chính sách mới đến lĩnh vực logistics toàn cầu trong năm 2024
3.2. FIATA khuyến khích áp dụng Bộ quy tắc CTU
3.3. Hiện đại hóa Hệ thống An toàn và Cấp cứu Hàng hải Toàn cầu (GMDSS), có hiệu lực từ tháng 01/2024
3.4. Sửa đổi công ước ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển (MARPOL) - Phụ lục I, II, IV, V, & VI, áp dụng từ tháng 5/2024
3.5. Các sửa đổi đối với Công ước Tạo thuận lợi trong hàng hải quốc tế- áp dụng từ tháng 01/2024
3.6. UAE cam kết đầu tư vào lĩnh vực logistics, cảng biển và nông nghiệp tại Pakistan
3.7. Nam Phi tiếp tục cải cách sâu rộng hơn lĩnh vực logistics
  
DANH MỤC HÌNH 
Hình 1: Hoạt động tại cảng biển Hải Phòng 
Hình 2: Tàu thuyền đi qua kênh Xà No, Cần Thơ 
Hình 3: Nhà máy điện gió tại Bạc Liêu 
Hình 4: Kho xăng dầu Hải Linh, Phú Thọ 
Hình 5: Cảng Kirachi, Pakistan 
Hình 6: Hoạt động xử lý hàng hóa container của Transnet tại cảng Richard’s Bay, Nam Phi