Vùng đồng bằng sông Cửu Long có tổng diện tích các tỉnh là 40.547,2 km², gồm 13 địa phương: 01 thành phố Cần Thơ (trực thuộc trung ương) và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thuộc phần hạ lưu sông Mê Công, nằm ở cực nam của Việt Nam, phía Bắc ĐBSCL giáp Campuchia, phía Đông Bắc giáp thị trường lớn TPHCM, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp Thái Bình Dương và phía Tây - Nam giáp vịnh Thái Lan. 
Vị trí địa lý thuận lợi cho sản xuất, giao thương, cùng những thuận lợi về tài nguyên đất, nước và kỹ thuật canh tác ngày càng cải tiến đã trở thành lợi thế quan trọng để phát triển mạnh thương mại nông sản hàng hóa có quy mô lớn, gồm lúa gạo, thủy sản và trái cây. Nhờ đó, ĐBSCL đã trở thành “vựa nông sản” của cả nước trong nhiều năm qua, với những đóng góp lớn về nguồn cung hàng nông thủy sản cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. 
Tuy nhiên, ở khía cạnh bất lợi, vì nằm ở hạ nguồn, khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm nguồn nước do chất thải hóa học từ sản xuất công nghiệp và nông nghiệp của các nước dọc theo sông Mê Công hoặc thiếu nước do các công trình xây dựng ở thượng nguồn. Ngoài ra biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn cũng ảnh hưởng đến khu vực này này nhiều hơn (Các nội dung này sẽ được phân tích chi tiết ở phần các thách thức cho phát triển nông nghiệp tại ĐBSCL). 
Quá trình phát triển theo chiều rộng kéo dài nhiều năm đã giúp năng suất tăng nhanh trong thời gian đầu, nhưng làm suy thoái các lợi thế vốn có, từ tài nguyên đất, nước, sinh vật, đến nguồn lao động và đặc biệt là tâm lý “ăn xổi, ngắn hạn” tạo điệp khúc “được mùa mất giá”, lạm dụng chất hóa học gây ô nhiễm môi trường, liên kết lỏng lẻo giữa sản xuất và phân phối, tiêu thụ gây cản trở cho việc xây dựng thương hiệu và chỗ đứng vững chắc của hàng nông sản ĐBSCL cả thị trường trong nước và quốc tế. Trong khi đó, nguồn lao động bị thất thoát theo làn sóng di cư về các trung tâm công nghiệp, kỹ năng sản xuất nông nghiệp hiện đại chưa được chú trọng đào tạo, cộng với môi trường thu hút đầu tư chưa thực sự hấp dẫn đã khiến tỷ lệ đầu tư trong và ngoài nước vào ngành nông nghiệp vốn có nhiều lợi thế tự nhiên của ĐBSCL thấp hơn so với tiềm năng. Đây là những nút thắt lớn cần tháo gỡ để giải phóng tiềm năng phát triển cho nông nghiệp ĐSBSL trong thời gian tới. 
Diễn biến phức tạp của dịch bệnh và những biến động lớn trên thị trường thế giới và tác động trực tiếp đến thị trường Việt Nam trong năm 2022 đang đặt ra những bài toán lớn cho sự phục hồi và phát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới. 
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt theo 287/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng chính phủ, mục tiêu là Phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 trở thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới trên cơ sở phát triển hệ thống các trung tâm đầu mối về nông nghiệp. 
Để đạt được mục tiêu bao trùm này, sẽ cần đến nhiều nỗ lực để tháo gỡ những nút thắt và sẵn sàng cho tâm thế đón nhận những cơ hội mới, vượt qua những thách thức cả từ môi trường tự nhiên và xã hội. 

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
1. ĐẶC ĐIỂM VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA NÔNG NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (ĐBSCL) (Cập nhật đến tháng 3/2022)
1.1. Đặc điểm và điều kiện phát triển nông nghiệp tại ĐBSCL
1.1.1. Về điều kiện tự nhiên
1.1.2. Về dân số và lao động
1.1.3. Về cơ sở hạ tầng và kết nối giao thông
1.1.4. Về cơ cấu kinh tế và môi trường kinh doanh
1.2. Các kết quả tích cực trong phát triển nông nghiệp ĐBSCL
1.2.1. Về tốc độ tăng trưởng SXNN:
1.2.2. Về trồng trọt:
1.2.3. Về thủy sản:
1.2.4. Về chăn nuôi:
1.3. Các hạn chế, thách thức và “nút thắt” cần tháo gỡ để phát triển nhanh và bền vững
1.3.1. Các vấn đề chung
1.3.2. Đối với sản xuất
1.3.3. Đối với xuất khẩu
1.3.4. Đối với phân phối lưu thông trong nước
1.4. Các yêu cầu đặt ra đối với việc khắc phục các hạn chế, tháo gỡ nút thắt và thúc đẩy phát triển nông nghiệp ĐBSCL trong bối cảnh mới
1.4.1. Các yêu cầu chung
1.4.2. Các yêu cầu đối với nông sản xuất khẩu
1.4.3. Các yêu cầu đối với phân phối, lưu thông hàng nông, thủy sản tiêu thụ tại thị trường trong nước
1.4.4. Các yêu cầu đối với tiêu thụ nông sản thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới
2. PHÂN TÍCH SÂU CÁC ĐÓNG GÓP CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ KINH TẾ CẢ NƯỚC (CHI TIẾT THEO NGÀNH HÀNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG)
2.1. Vai trò, đóng góp của ĐBSCL trong kinh tế cả nước
2.2. Vai trò, đóng góp của nông nghiệp ĐBSCL trong cả nước
2.1.1. Lúa - gạo
2.1.2. Cây lương thực khác
2.1.3. Rau màu
2.1.4. Cây ăn quả
2.1.5. Thủy sản
2.3. Chế biến nông, thủy sản
3. PHÂN TÍCH SÂU ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT THEO CÁC TỈNH TẠI ĐBSCL
3.1.1. Tỉnh An Giang
3.1.2. Tp. Cần Thơ
3.1.3. Tỉnh Kiên Giang
3.1.4. Tỉnh Bến Tre
3.1.5. Tỉnh Cà Mau
3.1.6. Tỉnh Đồng Tháp
3.1.7. Tỉnh Tiền Giang
4. ĐỊNH HƯỚNG, CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC
4.1. Việt Nam
4.1.1. Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
4.1.2. Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định 255/QĐ-TTg
4.1.3. Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030
4.1.4. Một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp và hướng triển khai của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
4.1.5. Tăng cường sự phối hợp giữa doanh nghiệp logistics với các Bộ ngành, địa phương, các doanh nghiệp sản xuất và thương mại để thúc đẩy vận chuyển, lưu thông hàng hóa
4.1.6. Thúc đẩy xuất khẩu nông sản thông qua thương mại điện tử
4.1.7. Các chính sách về logistics cho lĩnh vực nông nghiệp
4.2. Chính sách của một số địa phương
4.2.1. Tỉnh Bến Tre
4.2.2. Tỉnh Đồng Nai
4.2.3. Tỉnh Đồng Tháp
4.2.4. Tỉnh Cà Mau
4.3. Phân tích nhu cầu về nông thủy sản, chính sách liên quan của một số nước và lưu ý đối với Việt Nam
4.3.1. Trung Quốc
4.3.2. Thái Lan
4.3.3. Nhật Bản
4.3.4. Hàn Quốc
4.3.5. Singapore
4.3.6. EU
4.3.7. Hoa Kỳ
5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP ĐBSCL GIAI ĐOẠN HẬU COVID-19
5.1. Định hướng chung:
5.2. Một số giải pháp đối với một số ngành hàng tiêu biểu:
5.2.1. Lúa gạo
5.2.2. Trái cây
5.2.3. Chăn nuôi và chế biến sản phẩm từ chăn nuôi
5.2.4. Thủy sản
PHỤ LỤC: MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC VỀ THÚC ĐẨY LĨNH VỰC NÔNG, THỦY SẢN 
1. Kinh nghiệm và các công nghệ mới của Hoa Kỳ trong lĩnh vực logistics (bảo quản, kho bãi, vận chuyển) nông sản
2. Kinh nghiệm của Hà Lan trong phát triển logistics liên phương thức cho nông sản
3. Trung Quốc xây dựng hệ sinh thái thông minh cho lĩnh vực nông nghiệp
4. Sáng tạo không ngừng giúp nông sản Thái Lan dành thị phần cao hơn nông sản Việt Nam tại các thị trường lớn
 
 DANH MỤC BẢNG 
Bảng 1: Tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP nông nghiệp cả nước và trong GDP cả vùng ĐBSCL 
Bảng 2: Sản lượng lúa của ĐBSCL và tỷ trọng trong tổng sản lượng cả giai đoạn 2015-2021 và đóng góp trong tổng sản lượng cả nước 
Bảng 3: Sản lượng ngô phân theo địa phương tại ĐBSCL và đóng góp trong tổng sản lượng cả nước 
Bảng 4: Sản lượng sắn phân theo địa phương tại ĐBSCL và đóng góp trong tổng sản lượng cả nước 
Bảng 5: Sản lượng rau, đậu các loại phân theo địa phương tại ĐBSCL và đóng góp trong tổng sản lượng cả nước 
Bảng 6: Sản lượng cây ăn quả tại ĐBSCL 
Bảng 7: Sản lượng xoài các loại tại ĐBSCL và đóng góp trong tổng sản lượng cả nước 
Bảng 8: Sản lượng cam, quýt tại ĐBSCL và đóng góp trong tổng sản lượng cả nước 
Bảng 9: Sản lượng thuỷ sản của cả nước 2016-2021 
Bảng 10: Sản lượng thủy sản tại ĐBSCL và đóng góp trong tổng sản lượng cả nước
Bảng 11: Số tàu khai thác thủy sản biển có công suất từ 90 CV trở lên phân theo địa phương 
Bảng 12: Diện tích nuôi trồng thủy sản 2015-2020 
Bảng 13: Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng 2015-2020 
Bảng 14: Sản lượng thủy sản nuôi trồng phân theo địa phương 
Bảng 15: Tham khảo 100 doanh nghiệp chế biến thủy sản giá trị sản xuất cao tại ĐBSCL năm 2020 
Bảng 16: Sản lượng nông, thủy sản các tỉnh ĐBSCL năm 2020 
Bảng 17: Một số dự án, nhiệm vụ cụ thể về logistics trong đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030 
Bảng 18: Các qui định, văn bản liên quan đến nhập khẩu thủy sản vào Hàn Quốc 
Bảng 19: Các qui định, văn bản liên quan đến thị trường Hoa Kỳ 
 
DANH MỤC HỘP 
Hộp 1: Những tín hiệu về phát triển theo chiều sâu của nông nghiệp tại ĐBSCL 
Hộp 2: Hạn chế về dịch vụ nông nghiệp là nút thắt lớn cho phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐBSCL 
Hộp 3: Giá phân bón tăng mạnh, áp lực phải thay đổi trong tổ chức sản xuất nông nghiệp tại ĐBSCL 
Hộp 4: Ví dụ về mô hình liên kết tiêu thụ trái cây tại An Giang năm 2022 
Hộp 5: An Giang áp dụng thương mại điện tử trong phát triển thương mại nông sản 
Hộp 6: Triển vọng từ Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSCL tại Cần Thơ 
Hộp 7: Kinh nghiệm triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp mới tại tỉnh Bến Tre 
Hộp 8: Một số ví dụ điển hình về tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp tại Trung Quốc 
Hộp 9: Định hướng phát triển các trung tâm đầu mối về nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp tại ĐBSCL trong thời gian tới 
Hộp 10: Giải pháp đột phá về tổ chức sản xuất và phát triển chuỗi giá trị lúa gạo tại ĐBSCL hướng tới phát triển nhanh và bền vững hậu COVID-19 
Hộp 11: Giải pháp phát triển thị trường đầu ra cho lúa gạo ĐBSCL 
Hộp 12: Giải pháp đột phá về chuỗi giá trị nhằm thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững ngành trái cây tại ĐBSCL