Dân số Hồi giáo gia tăng, thúc đẩy chi tiêu cho các sản phẩm Halal và lưu thông các sản phẩm này trên toàn thế giới. Trong những năm gần đây, nhu cầu về các sản phẩm được chứng nhận Halal đã mở rộng ra ngoài cộng đồng Hồi giáo và được lựa chọn bởi những người tiêu dùng không theo Đạo Hồi- những người liên hệ Halal với chủ nghĩa tiêu dùng có đạo đức và các sản phẩm chất lượng cao. 

Hiện nay, ngày càng nhiều người tiêu dùng, quốc gia không theo Đạo Hồi quan tâm và lựa chọn sử dụng các sản phẩm, dịch vụ Halal. Sự gia tăng nhu cầu về các sản phẩm Halal cũng như việc mở rộng kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm Halal sang các nước Hồi giáo và không theo Đạo Hồi đã dẫn đến nhu cầu lớn hơn về Halal Logistics. Điều kiện quan trọng của Halal Logistics là đảm bảo cho các hoạt động trong toàn bộ chuỗi cung ứng phải tuân thủ và phù hợp với các yêu cầu của Sharia. (Sharia (/ʃəˈriːə/; tiếng Ả Rập: شَرِيعَة‎, chuyển tự sharīʻa [ʃaˈriːʕa]), là luật tôn giáo hình thành ra một phần của truyền thống Hồi giáo hoặc hướng dẫn tiêu chuẩn Halal).

Báo cáo này cung cấp các thông tin quan trọng về:
+ Khái niệm, quy mô, đặc điểm và xu hướng của nền kinh tế Halal và Halal logistics trên thế giới (Khái niệm, nguyên tắc, vai trò và các nội dung chính của Halal Logistics; Quy mô và đặc điểm thị trường Halal Logistics toàn cầu; các yếu tố tác động và các động lực chính; Dịch vụ Halal logistics của một số doanh nghiệp tiêu biểu
+ Cách thức thâm nhập thị trường và một số vấn vấn đề cần lưu ý đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam;
+Thực trạng, triển vọng dịch vụ Halal logistics tại Việt Nam và một số khuyến nghị. 
Chi tiết nội dung vui lòng xem trong Mục lục, danh mục bảng, biểu đồ và Hộp. 

NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM, XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ HALAL LOGISTICS THẾ GIỚI VÀ LƯU Ý ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 
1. Định nghĩa, quy mô, đặc điểm và xu hướng thị trường:
1.1. Sản phẩm Halal, chuỗi cung ứng và nền kinh tế Halal
1.2. Halal Logistics
1.2.1. Khái niệm, nguyên tắc, vai trò và các hoạt động chính của Halal Logistics
1.2.2. Quy mô và đặc điểm thị trường dịch vụ Halal Logistics
1.2.3. Các yếu tố tác động và các động lực chính:
1.2.4. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Halal Logistics
2. Cách thức thâm nhập thị trường và những lưu ý với các doanh nghiệp mới
PHẦN 2: THỰC TRẠNG, TRIỂN VỌNG DỊCH VỤ HALAL LOGISTICS TẠI VIỆT NAM VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP 
1. Thực trạng và khung pháp lý liên quan
1.1. Các quy định pháp lý liên quan
1.2. Thực trạng cung cấp dịch vụ, khó khăn, thách thức nổi bật
2. Triển vọng
2.1. Triển vọng về nhu cầu: 
2.2.Triển vọng về năng lực cung ứng: 
3. Một số khuyến nghị
3.1. Khuyến nghị chung: 
3.2. Lưu ý đối với các hoạt động Halal Logistics cụ thể 
3.2.1. Lưu kho và vận chuyển 
3.2.2. Đóng gói, chia-chọn, cách ly sản phẩm Halal khỏi các yếu tố gây ô nhiễm trong quá trình phân phối 
3.2.3. Dịch vụ môi giới giao nhận và phối hợp với các bên liên quan trong quy trình dán nhãn và chứng nhận Halal 
3.3. Một số lưu ý khi làm việc với đối tác ở các thị trường cụ thể: 
3.3.1. Indonesia 
3.3.2. Singapore 
3.3.3. Malaysia 
3.3.4. Thái Lan 
 
DANH MỤC HỘP 
Hộp 1: Định nghĩa và quy mô nền kinh tế Halal 
Hộp 2: So sánh thịt đạt tiêu chuẩn Halal và thịt bình thường, với 5 dấu hiệu 
Hộp 3: Khái niệm Halal logistics 
Hộp 4: Các nội dung chính cần phải tuân thủ Halal trong logistics để có được chứng nhận Halal 
Hộp 5: Cộng đồng doanh nghiệp dịch vụ logistics chuyên nghiệp ngày càng quan tâm đến phân khúc Halal 
Hộp 6: Các tiêu chuẩn quốc gia TCVN lĩnh vực Halal và TCVN đối với tổ chức chứng nhận sản phẩm Halal 
 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 
Biểu đồ 1: Dự báo chi tiêu toàn cầu vào các lĩnh vực kinh tế Halal quan trọng đến năm 2027 
Biểu đồ 2: Chi tiêu dùng Halal toàn cầu giai đoạn 2012-2023 (nghìn tỷ USD) 
Biểu đồ 3: Quy trình quản trị chuỗi cung ứng Halal của công ty Schenker