TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY VÀ NGUYÊN PHỤ LIỆU
-Tháng 7/2020, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may và NPL đạt trên 3,5 tỷ USD, tăng 16,81% so với tháng trước nhưng lại giảm 9,89% so với tháng 7/2019.
-Theo số liệu thống kê sơ bộ, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tháng 7/2020 đạt trên 3,04 tỷ USD, tăng 16,88% so với tháng 6/2020 nhưng lại giảm 7,65% so với tháng 7/2019.
-Xuất khẩu xơ, sợi tháng 7/2020 đạt 153,64 nghìn tấn, trị giá trên 307,44 triệu USD, tăng 20,82% về lượng và 20,63% về trị giá so với tháng trước, so với tháng 7/2019 tăng nhẹ 0,40% về lượng nhưng lại giảm 16,69% về trị giá.
-Kim ngạch xuất khẩu vải mành, vải kỹ thuật trong tháng 7/2020 đạt 30,47 triệu USD, tăng khá 41,1% so với tháng trước nhưng lại giảm mạnh 38,7% so với tháng 7/2019.
-Tháng 7/2020, kim ngạch xuất khẩu NPL dệt may đạt 128,11 triệu USD, tăng 3,25% so với tháng trước nhưng lại giảm 28,92% so với tháng 7/2019.
NHẬP KHẨU MẶT HÀNG NPL DỆT MAY
-Theo số liệu thống kê, tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu dệt may tháng 7/2020 đạt trên 1,75 tỷ USD, tăng 1,62% so với tháng trước nhưng lại giảm 17,75% so với tháng 7/2019.
-Theo số liệu thống kê, nhập khẩu vải tháng 7/2020 đạt kim ngạch trên 1,01 tỷ USD, tăng nhẹ 0,29% so với tháng trước nhưng giảm 12,06% so với tháng 7/2019.
-Theo số liệu thống kê, lượng bông nhập khẩu trong tháng 7/2020 đạt 121,08 nghìn tấn trị giá đạt 179,25 triệu USD, tăng 2,63% về lượng và tăng 0,38% về trị giá so với tháng trước, so với tháng 7/2019 giảm 9,09% về lượng và giảm 25,21% về trị giá.
-Tháng 7/2020, nhập khẩu xơ, sợi của nước ta đạt 84,83 nghìn tấn, trị giá đạt 151,24 triệu USD, tăng 12,19% về lượng và tăng 14,12% về trị giá so với tháng trước; so với tháng 7/2019 lại giảm 13,45% về lượng và giảm 29,64% về trị giá
-Theo số liệu thống kê, nhập khẩu NPL dệt may tháng 7/2020 đạt kim ngạch trên 411,13 triệu USD, tăng 1,40% so với tháng trước nhưng lại giảm 21,99% so với tháng 7/2019.
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ
-Sản xuất dệt tháng 7 tăng 7% so với tháng 6. Tính chung 7 tháng đầu năm tăng 1,8%. Sản xuất trang phục tháng 7 tăng 13,2% so với tháng trước, nhưng tính chung 7 tháng vẫn giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2019.
-Tính đến tháng 7, nhiều doanh nghiệp dệt may gần như chưa có đơn hàng cho 2 quý cuối năm cho các sản phẩm có giá trị cao như veston, sơ mi cao cấp, trong khi mặt hàng khẩu trang và đồ bảo hộ được coi là cứu cánh cho nhiều doanh nghiệp may trong quý II thì hiện tại giá đã giảm mạnh do dư thừa nguồn cung trên toàn thế giới.
MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH
-Trong điều kiện bình thường, quy mô ngành Dệt May Việt Nam đã vượt quá xa nhu cầu nội địa với tỷ trọng xuất khẩu chiếm 90% và 10% còn lại phục vụ nhu cầu trong nước.
-GDP 6 tháng đầu năm 2020 tăng 1,81% - đây là mức tăng thấp nhất của 6 trong 10 năm trở lại đây, một phần do quý II/2020 chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19, khi Chính phủ chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ các giải pháp nhằm giãn cách xã hội.
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI - BỘ CÔNG THƯƠNG
Dệt may
Thông tin về hoạt động xuất nhập khẩu mặt hàng dệt may tháng 07/2020
- Thời gian: 30/08/2020
- Số trang : 31
- 15 lượt tải về
- 411 lượt xem
Giá bán: Miễn phí
Cùng chuyên mục
Báo cáo thị trường logistics Nhật Bản, Hàn Quốc tháng 4/2022
- 17 lượt tải về
- 134 lượt xem
- Miễn phí
Mới cập nhập
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG GIẦY DÉP 4 THÁNG NĂM 2022 VÀ DỰ BÁO
- 0 lượt tải về
- 107 lượt xem
500.000 đ
THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2022 VÀ DỰ BÁO
- 1 lượt tải về
- 148 lượt xem
500.000 đ
Bản tin Nhựa và Hóa chất số tuần 18 năm 2022 (phát hành ngày 02/5/2022)
- 0 lượt tải về
- 57 lượt xem
200.000 đ
Bản tin Sản phẩm gỗ và Hàng thủ công mỹ nghệ số tuần 18 năm 2022 (phát hành ngày 02/5/2022)
- 0 lượt tải về
- 37 lượt xem
200.000 đ