Theo số liệu thống kê Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK), kinh tế nước này trong quý I/2021 tăng trưởng nhanh hơn so với dự kiến nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của xuất khẩu và đầu tư cơ sở vật chất. Số liệu sơ bộ của BoK công bố cho thấy nền kinh tế lớn thứ tư châu Á đã đạt mức tăng trưởng 1,7% trong quý đầu tiên của năm 2021 (so với quý IV/2020) và cao hơn 0,1% so với dự kiến trước đó. Tăng trưởng hàng năm của Hàn Quốc trong giai đoạn từ tháng 1-3/2021 cũng đã được điều chỉnh lên 1,9% (tăng 0,1%).
Theo Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc, xuất khẩu dâu tây của nước này trong năm tháng đầu năm 2021 ước đạt 49 triệu USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm trước, do sản lượng tăng cao và nhu cầu gia tăng trong đại dịch. Chính phủ nước này đã tổ chức 88 chuyến bay cứu trợ tới Singapore từ tháng 12 năm ngoái để giúp nông dân trồng dâu tây vận chuyển sản phẩm giữa đại dịch COVID-19. Năm 2021, Hàn Quốc đạt mục tiêu xuất khẩu dâu tây với kim ngạch 65 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Ngày 7/6/2021, Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc (MAFRA) cho biết nước này có kế hoạch xuất kho 80.000 tấn gạo ra thị trường trong tháng 6 này nhằm bình ổn giá và đối phó với tình trạng thiếu nguồn cung. Theo MAFRA, động thái trên sẽ giúp tăng khối lượng gạo dự trữ được đưa ra thị trường kể từ tháng 1 lên 290.000 tấn. Trước đó, MAFRA công bố sẽ xuất kho 370.000 tấn gạo dự trữ để cung ứng cho thị trường trong năm nay.
Năm ngoái, tổng sản lượng gạo của Hàn Quốc chỉ đạt 3,5 triệu tấn, ít hơn 120.000 tấn so với mục tiêu quốc gia hàng năm là 3,6 triệu tấn. Tình trạng thiếu hụt gạo diễn ra khi Hàn Quốc hứng chịu nhiều cơn bão mạnh, bao gồm bão Maysak, Haishen và trải qua một mùa mưa dài kỷ lục, kéo dài trong 54 ngày.
Tháng 05/2021, Việt Nam xuất khẩu 192,0 triệu USD các mặt hàng NLTS chính tới Hàn Quốc, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ có kim ngạch xuất khẩu cao nhất tới thị trường này chiếm 39,5%, thứ hai là thủy sản với 34,8%, rau quả chiếm 7,7%. Trong các mặt hàng xuất khẩu chính, chỉ có 2 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm là gỗ và sản phẩm gỗ và phân bón, còn lại các mặt hàng khác có kim ngạch tăng so với cùng kỳ năm 2020.
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI - BỘ CÔNG THƯƠNG
NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Hàn Quốc số tháng 6 năm 2021
- Thời gian: 15/07/2021
- Số trang : 23
- 5 lượt tải về
- 781 lượt xem
Giá bán (Price):
Miễn phí
Cùng chuyên mục
THÔNG TIN MẶT HÀNG GẠO – SẢN XUẤT, TIÊU THỤ THÁNG 9 VÀ 9 THÁNG NĂM 2024 VÀ DỰ BÁO
- 0 lượt tải về
- 16 lượt xem
- 1.100.000 vnđ
Báo cáo tình hình thị trường Logistics Australia, New Zealand và những lưu ý đối với Việt Nam, tháng 9/2024 (miễn phí)
- 13 lượt tải về
- 57 lượt xem
- Miễn phí
Báo cáo tình hình thị trường logistics ASEAN và những lưu ý đối với Việt Nam, tháng 9/2024 (miễn phí)
- 20 lượt tải về
- 86 lượt xem
- Miễn phí
Mới cập nhập
Kinh tế Ý và trao đổi thương mại Ý - Việt Nam
- 0 lượt tải về
- 31 lượt xem
1.100.000 vnđ
Tình hình kinh tế thương mại thị trường Bồ Đào Nha tháng 8 năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 53 lượt xem
800.000 vnđ
Thông tin phân tích, đánh giá và dự báo kinh tế - Số tháng 8/2024
- 0 lượt tải về
- 46 lượt xem
2.200.000 vnđ
Phân tích tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với Thị trường EU thực hiện tháng 8/2024
- 0 lượt tải về
- 91 lượt xem
1.100.000 vnđ
NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
Sản phẩm nội bật
-
Thông tin ngành Logistics Việt Nam hàng tháng (P.CSDL)
-
Thông tin xuất khẩu Gạo hàng tháng (P.Xuất nhập khẩu)
-
Bản tin Dược phẩm và Trang thiết bị y tế hàng tuần (P.Công nghiệp)
-
Thông tin Thị trường thép hàng tháng (P.Công nghiệp)
-
Thông tin Thị trường sắt thép và nguyên liệu thế giới hàng tháng (P.Kinh tế quốc tế)