Đại dịch COVID-19 đang khiến nền kinh tế Hoa Kỳ ảnh hưởng ngoài sức tưởng tượng, chấm dứt giai đoạn tăng trưởng kinh tế kéo dài nhất lịch sử. Hoa Kỳ là nước dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm bệnh và tử vong do Covid-191. Theo Cục Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế giảm với tốc độ 31,7 % trong quý hai năm 2020. Chỉ số giá mua hàng trong nước giảm 1,5% trong quý thứ hai, ngược lại với mức tăng 1,4% trong quý đầu tiên. Các gói hỗ trợ liên tiếp được đưa ra nhưng hiệu quả còn chưa rõ rệt. Người tiêu dùng đã chi tiêu ít hơn dự kiến trong tháng 7, doanh số bán lẻ tăng 1,2% trong tháng 7 thấp hơn so với mức dự kiến tăng 2,3% theo khảo sát của Dow Jones, chủ yếu do tiêu thụ ô tô giảm sút. Tuy vậy, doanh số bán lẻ quán bar và nhà hàng, một ngành đặc biệt bị tấn công bởi virus coronavirus trong tháng 7 đã tăng 5%. Năng suất lao động tăng với tốc độ nhanh nhất trong 11 năm, tăng 7,3% trong quý thứ hai và vượt xa ước tính 1,5% của Reuters. Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm nhưng vẫn ở mức 10,2%, với 28,3 triệu người Hoa Kỳ vẫn đang nhận trợ cấp. Các chuyên gia dự báo do tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục cao, doanh số bán lẻ trong tháng 8 và vào mùa thu sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thời gian và mức độ hỗ trợ của chính phủ.
Hoa Kỳ vẫn là đối tác hàng đầu trong xuất khẩu NLTS của Việt Nam, mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh tại Hoa Kỳ vẫn còn nặng nề, xuất khẩu NLTS Việt Nam sang Hoa Kỳ tháng 7/2020 tăng lên đáng kể, đạt 1,06 tỷ USD, cao nhất trong 7 tháng đầu năm, tăng 15,04% so với tháng 6/2020, và tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2019. So với tháng 6/2020, nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng đặc biệt là các sản phẩm có tỷ trọng xuất khẩu lớn như: gỗ và các sản phẩm gỗ tăng 21%, thủy sản và mây tre đan tăng 13%, hạt tiêu tăng 26%, sản phẩm từ cao su tăng 3%. Trong khi đó, một số mặt hàng giảm như gạo giảm 54%, cao su giảm 23%, cà phê giảm 7%, rau quả giảm 12%, hạt điều giảm 5%. So với cùng kỳ năm 2019, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng rất cao như thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 132%, mây tre đan tăng 70%, gỗ và các sản phẩm gỗ tăng 57%, thủy sản tăng 20%, cà phê tăng 13%. Trái lại, kim ngạch xuất khẩu cao su giảm 70%, hạt điều giảm 35%, chè giảm 14%.
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã triển khai nhiều dự án, chương trình để giảm tác động do Covid 19 gây ra. Là một phần của Chương trình Hỗ trợ Thực phẩm do Coronavirus, Bộ trưởng Perdue công bố vào ngày 17 tháng 4, USDA đang thực thi Chương trình Hộp Nông sản từ Trang trại tới Gia đình (Famers to Families Food Box). Thông qua chương trình này, USDA thu mua sản phẩm nông sản tươi sống lên tới 3 tỷ USD từ các nhà sản xuất Hoa Kỳ. Chương trình sẽ cung cấp thực phẩm gồm trái cây và rau tươi, các sản phẩm từ sữa, các sản phẩm từ thịt trong các hộp có lượng thực phẩm đủ dùng cho quy mô 1 gia đình, sau đó vận chuyển chúng đến các cửa hàng thực phẩm, các tổ chức cộng đồng và tín ngưỡng, và các tổ chức phi lợi nhuận khác để phục vụ những người có nhu cầu. Vòng mua đầu tiên với tổng trị giá lên đến 1,2 tỷ USD diễn ra từ ngày 15/ 5 đến ngày 30/6/2020. Vòng thứ hai sẽ dự tính sẽ mua trị giá 1,47 tỷ USD từ ngày 1/7 đến ngày 31/8/ 2020. USDA có thể kéo dài thời gian hoạt động của chương trình khi Tổng thống Trump mới đây đã công bố tài trợ thêm 1 tỷ USD cho Chương trình. Đến nay chương trình đã cung cấp hơn 70 triệu hộp cho những người có nhu cầu trên khắp đất nước.
Trong tháng 8, Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đã công bố thỏa thuận về một gói cắt giảm thuế quan cho hàng trăm triệu USD hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ và EU. Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ-EU đàm phán cắt giảm thuế quan trong hơn hai thập kỷ qua. Theo thỏa thuận, EU sẽ loại bỏ thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm tôm hùm sống và đông lạnh của Hoa Kỳ trên cơ sở Tối huệ quốc (MFN), có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 2020. Các loại thuế quan của EU sẽ được xóa bỏ trong thời gian 5 năm và Ủy ban Châu Âu sẽ nhanh chóng bắt đầu các thủ tục nhằm xóa bỏ vĩnh viễn. Về phía Hoa Kỳ, Hoa Kỳ sẽ giảm 50% thuế suất đối với một số sản phẩm mà EU xuất khẩu có giá trị thương mại trung bình hàng năm là 160 triệu USD, bao gồm một số loại đồ ăn chế biến sẵn, đồ thủy tinh pha lê, các chế phẩm hoạt động bề mặt, thuốc phóng Propellan, bật lửa và các bộ phận bật lửa. Việc cắt giảm thuế quan của Hoa Kỳ cũng sẽ được thực hiện trên cơ sở MFN và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 8 năm 2020. Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ dẫn đến các thỏa thuận bổ sung nhằm tạo ra thương mại xuyên Đại Tây Dương tự do, công bằng và có đi có lại hơn giữa hai bên.
USDA mới công bố điều chỉnh dự báo về thương mại của Hoa Kỳ trong năm tài chính 2021 trong báo cáo thương mại ra vào tháng 8/2020. Theo đó, xuất khẩu nông sản của Hoa Kỳ trong năm tài chính 2021 dự kiến đạt 140,5 tỷ USD, tăng 5,5 tỷ USD so với dự báo cũ cho năm tài chính 2020. Sự gia tăng này chủ yếu là do tăng trưởng xuất khẩu đậu tương và ngô lên mức lần lượt là 20,4 tỷ USD và 9,0 tỷ USD trong năm 2021 vì tăng mạnh nhu cầu dự kiến của Trung Quốc và giảm cạnh tranh từ Brazil. Xuất khẩu sản phẩm làm vườn được dự báo sẽ tăng 500 triệu USD, đạt mức 35,0 tỷ USD. Xuất khẩu gia súc, gia cầm và sữa được dự báo sẽ tăng 500 triệu USD đạt mức 32,3 tỷ USD trong năm tài chính 2021. Xuất khẩu bông được dự báo sẽ giảm 400 triệu USD xuống 5,0 tỷ USD do giảm đồng thời cả khối lượng và đơn giá xuất khẩu. .
Về nhập khẩu, dự báo sẽ tiếp tục xu hướng tăng, tổng giá trị nhập khẩu nông sản của Hoa Kỳ trong năm tài chính 2021 là 136 tỷ USD, cao hơn 4,3 tỷ USD so với năm tài chính 2020. Nhập khẩu tăng chủ yếu là do tăng nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm làm vườn; ngũ cốc và thức ăn chăn nuôi, dự báo lần lượt đạt mức là 69,8 tỷ USD và 14,7 tỷ USD vào năm 2021. Trong khi đó, nhập khẩu trái cây tươi và chế biến, dự báo tăng 500 triệu USD mỗi loại so với năm 2020 lên 14,8 tỷ USD và 5,9 tỷ USD. Dự báo năm 2021, kim ngạch nhập khẩu hạt có dầu và các sản phẩm từ hạt có dầu Hoa Kỳ sẽ là 9,1 tỷ USD, không đổi so với năm 2020.
Về thị trường nhập khẩu, nhập khẩu từ EU trong năm 2021 được dự báo đạt 24,6 tỷ USD, tăng 200 triệu USD so năm 2020, trong khi nhập khẩu từ Châu Phi, Trung Đông và Châu Đại Dương không đổi so với năm 2020. Nhập khẩu nông sản của Hoa Kỳ từ châu Á dự kiến sẽ tăng 1,6 tỷ USD so với năm 2020 đạt 24,1 tỷ USD, chủ yếu là do nhập khẩu từ Đông Nam Á dự kiến tăng 1,2 tỷ USD so với năm 2020 lên mức 15,0 tỷ USD vào năm 2021. Trong đó nhập khẩu từ Việt Nam dự kiến tăng lên mức 3,1 tỷ USD trong năm 2021, cao hơn 700 triệu USD so với năm 2020. Dự báo nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc là 4,1 tỷ USD cho năm tài chính 2021, cao hơn 200 triệu USD so với năm 2020.
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI - BỘ CÔNG THƯƠNG
Hoa Kỳ
Thông tin về tình hình xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ số tháng 8 năm 2020
- Thời gian: 30/08/2020
- Số trang : 29
- 3 lượt tải về
- 4.765 lượt xem
Giá bán (Price):
Miễn phí
Cùng chuyên mục
Thông tin thị trường thủy sản xuất khẩu tháng 7 năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 20 lượt xem
- 1.620.000 vnđ
Thông tin thị trường máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện nhập khẩu tháng 7/2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 19 lượt xem
- 1.620.000 vnđ
Mới cập nhập
Thông tin phân tích, đánh giá và dự báo kinh tế - Số tháng 8/2024
- 0 lượt tải về
- 6 lượt xem
2.200.000 vnđ
Phân tích tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với Thị trường EU thực hiện tháng 8/2024
- 0 lượt tải về
- 23 lượt xem
1.100.000 vnđ
Dự báo kinh tế Hà Lan năm 2024 và 2025
- 0 lượt tải về
- 39 lượt xem
1.300.000 vnđ
Nghiên cứu thị trường: Cập nhật chính sách, quy định và các xu hướng mới tác động đến giao thương với thị trường Trung Quốc (giai đoạn 2019-2024 và dự báo)
- 0 lượt tải về
- 173 lượt xem
2.500.000 vnđ
NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
Sản phẩm nội bật
-
Thông tin ngành Logistics Việt Nam hàng tháng (P.CSDL)
-
Thông tin xuất khẩu Gạo hàng tháng (P.Xuất nhập khẩu)
-
Bản tin Dược phẩm và Trang thiết bị y tế hàng tuần (P.Công nghiệp)
-
Thông tin Thị trường thép hàng tháng (P.Công nghiệp)
-
Thông tin Thị trường sắt thép và nguyên liệu thế giới hàng tháng (P.Kinh tế quốc tế)