TỔNG QUAN TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG
Trong tháng 2/2021, xuất khẩu NLTS Việt Nam sang Mỹ giảm tương đối nhiều so với tháng trước đó nhưng tăng so với cùng kỳ năm trước. Tổng xuất khẩu NLTS sang thị trường ngày trong tháng 2/2021 đạt gần 1,52 tỷ USD, giảm 32,07% so với tháng 1/2021, và tăng 19,65% so với cùng kỳ tháng 2/2020. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Mỹ vẫn là thức ăn gia súc và nguyên liệu (chiếm 50%), gỗ và sản phẩm gỗ (chiếm 36,11%), thủy sản (chiếm 5,24%), hạt điều (2,24%), các mặt hàng nông sản khác như cao su và các sản phẩm từ cao su, cà phê, phân bón… chiếm tỷ trọng không đáng kể, chỉ dưới 2%. So với tháng 1/2021, chỉ có chè là có kim ngạch xuất khẩu tăng, tới 66,32%, còn tất cả các nhóm sản phẩm NLTS khác đều cho thấy tín hiệu đi xuống, giảm nhiều là sắn và các sản phẩm từ sắn (-57,33%), điều (-47,83%), gỗ và các sản phẩm gỗ (-33,6%), cà phê (-32,45%), thức ăn gia súc và nguyên liệu (-32,07%), các sản phẩm từ cao su (-29,92%), thủy sản (-27,71%), rau quả (-23,35%)… (chi tiết tại phụ lục). Tuy nhiên, tính chung 2 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng khoảng 45% so với cùng kỳ.
Chuyên gia của Cục Kiểm dịch thực vật (APHIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa kết thúc chuyến kiểm tra thực địa Nhà máy chiếu xạ của Công ty TNHH Chiếu xạ Toàn Phát. Dự kiến, Giấy chứng nhận đủ điều kiện chiếu xạ trái cây đi Mỹ sẽ được phía Mỹ cấp cho doanh nghiệp trong thời gian tới. Theo cam kết, từ 1/9/2021, Nhà máy chiếu xạ Toàn Phát bắt đầu chiếu xạ lô trái cây đầu tiên để xuất khẩu đi Mỹ. Tháng 9 chính là thời gian cao điểm về xuất khẩu nhiều loại trái cây tươi của Việt Nam đi Mỹ, còn hiện tại đang là thấp điểm, thị trường Mỹ đang có nguồn cung trái cây nội địa và một lượng lớn trái cây nhập từ các quốc gia Bắc Mỹ như Mexico, Canada. Theo kế hoạch, ngay sau khi hoạt động chiếu xạ xuất khẩu trái cây tươi đi Mỹ đi vào ghuồng quay, Công ty TNHH Chiếu xạ Toàn Phát sẽ tiếp tục làm hồ sơ đăng ký chiếu xạ trái cây tươi xuất khẩu sang Australia, một thị trường đang nhập khẩu nhiều loại trái cây tươi Việt Nam như xoài, chôm chôm, vải thiều...
Giá thịt lợn tại Mỹ trong tăng liên tiếp trong tháng 3. Dịch tả lợn châu Phi ảnh hưởng lớn đến ngành thịt lợn của Trung Quốc, đây là cơ hội cho xuất khẩu thịt lợn của Mỹ. Theo báo cáo của USDA ngày 1/4/2021, xuất khẩu ròng thịt lợn của Mỹ trong tuần qua là 61.000 tấn (MT) - mức hàng tuần cao nhất trong năm, tăng 58% so với tuần trước đó và tăng 43% so với mức trung bình 4 tuần trước đó. Xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường: Trung Quốc (29.700 tấn, giảm 1.200 tấn), Mexico (15.800 tấn, giảm 500 tấn), Nhật Bản (4.600 tấn, giảm 200 tấn), Canada (3.700 tấn, giảm 400 tấn), và Australia (2.200 tấn, giảm 300 tấn). Xuất khẩu thịt lợn đông lạnh đạt mức cao nhất 40.400 tấn, tăng 5% so với tuần trước đó và tăng 2% so với mức trung bình 4 tuần trước. Xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc (11.900 tấn), Mexico (9.900 tấn), Nhật Bản (5.200 tấn), Hàn Quốc (4.000 tấn) và Colombia (1.800 tấn). Theo báo cáo của USDA, tổng nguồn cung thịt bò đông lạnh của Mỹ tháng 2/2021 tăng 3% so với tháng trước đó, nhưng giảm 12% so với cùng kỳ năm 2020. Nguồn cung thịt lợn đông lạnh tăng 7% so với tháng trước đó nhưng giảm 24% so với cùng kỳ. Dự trữ thịt lợn tăng 22% so với tháng trước nhưng giảm 49% so với năm ngoái.
Theo một báo cáo đánh giá được công bố từ Dịch vụ Mở rộng Nông nghiệp A&M Texas (Texas A&M AgriLife Extension Service), thời tiết cực lạnh đã gây ra thiệt hại nông nghiệp ít nhất 600 triệu USD ở Texas. Các khoản thiệt hại nghiêm trọng nhất là cây có múi bị thiệt hại ít nhất 230 triệu USD, chăn nuôi gia súc bị thiệt hại ít nhất 228 triệu USD và cây rau màu bị thiệt hại ít nhất 150 triệu USD. Tuy nhiên, mức thiệt hại nông nghiệp 600 triệu USD chỉ là mức đánh giá thấp nhất do cơ quan này đưa ra, và dự kiến thời tiết cực lạnh sẽ ảnh hưởng lâu dài hơn đến nông nghiệp Texas.
Theo dự báo của ngân hàng Standard Charter, quan hệ Mỹ-Trung có thể được cải thiện trong thời gian tới, nhưng cũng cần khoảng 12-24 tháng. Theo ngân hàng này, Chính quyền của Tổng thống Biden có cách tiếp cận mềm mỏng hơn chính quyền tiền nhiệm trong hợp tác kinh tế với Trung Quốc, nhưng chưa thay đổi các chính sách của cựu Tổng thống Trump, đặc biệt là các lệnh áp thuế trong thời gian ngắn. Standard Chartered nhận định, Chính quyền Tổng thống Biden sẽ ít sử dụng biện pháp thao túng tiền tệ như một công cụ để gây sức ép lên các quốc gia khác. Wall Street Journal cho rằng hoạt động xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam vẫn ở mức cao trong một thời gian. Việc Mỹ được dự báo tăng trưởng 6,5% trong 2021 sẽ giữ nhu cầu nhập khẩu của nước này tăng mạnh, thúc đẩy các công ty Việt Nam tập trung xuất khẩu. Tuy nhiên, theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), đến hết năm nay Trung Quốc sẽ trở lại là khách hàng số 1 mua nông sản Mỹ. Tỷ trọng hàng nông sản Mỹ trong tổng gói nhập khẩu của Trung Quốc hiện chiếm khoảng 15%, giảm từ mức 25% so với khi thương chiến bắt đầu. Theo số liệu 2 tháng đầu năm, Trung Quốc đã nhập nông sản, thực phẩm và thủy sản từ Mỹ trị giá 8,7 tỷ USD, chỉ chiếm 77% kim ngạch cần thiết cho cùng chu kỳ để đạt tổng kim ngạch mục tiêu 43,6 tỷ USD cho cả năm 2021. Năm 2020, kim ngạch nhập khẩu nông sản Mỹ nói chung của Trung Quốc đạt 36,6 tỷ USD, chỉ bằng 2/3 mức cam kết. Theo dự báo của USDA, năm nay kim ngạch nhập khẩu nông sản Mỹ của Trung Quốc chỉ có thể đạt 31,5 tỷ USD, tức cứ 5 USD hàng nông sản xuất khẩu của Mỹ thì Trung Quốc góp 1 USD.
Theo Wall Street Journal, Việt Nam dù tham gia sâu vào thương mại toàn cầu với độ mở kinh tế thuộc nhóm lớn nhất thế giới, gần 200% GDP, ít bị ảnh hưởng bởi tác động của Covid-19. Trong khi đó, các quốc gia khác trong khu vực có thể phải cần nhiều thời gian hơn để phục hồi hoàn toàn các thiệt hại kinh tế phát sinh do dịch bệnh. Việt Nam cũng nổi lên như thị trường hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung khi hàng loạt chuỗi cung ứng xem đây là bến đỗ hợp lý sau khi rời khởi Trung Quốc. Dù đánh giá các lợi ích này là ngắn hạn, Wall Street Journal cho rằng hoạt động xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam vẫn ở mức cao trong một thời gian khi nhu cầu nhập khẩu của nước này dự kiến tăng mạnh, thúc đẩy các công ty Việt Nam tập trung xuất khẩu. Việt Nam cũng có thể là một trong số những nước được hưởng lợi khi Mỹ thông qua gói kích thích kinh tế mới nhất, hỗ trợ tiêu dùng.
Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương
TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI - BỘ CÔNG THƯƠNG
NÔNG NGHIỆP, THỰC PHẨM
Thông tin về tình hình xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ số tháng 3 năm 2021
- Thời gian: 01/05/2021
- Số trang : 26
- 24 lượt tải về
- 1.386 lượt xem
Giá bán (Price):
Miễn phí
Cùng chuyên mục
Đặc điểm xuất khẩu hạt điều trong 9 tháng đầu năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 17 lượt xem
- 1.620.000 vnđ
Thông tin mặt hàng gạo - sản xuất, tiêu thụ tháng 10 và 10 tháng năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 44 lượt xem
- 1.100.000 vnđ
Thị trường xuất nhập khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 69 lượt xem
- 200.000 vnđ
Mới cập nhập
Đặc điểm xuất khẩu hạt điều trong 9 tháng đầu năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 17 lượt xem
1.620.000 vnđ
Thông tin mặt hàng gạo - sản xuất, tiêu thụ tháng 10 và 10 tháng năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 44 lượt xem
1.100.000 vnđ
Thị trường xuất nhập khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm 2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 69 lượt xem
200.000 vnđ
Thông tin thị trường sữa tháng 10-2024 và dự báo
- 0 lượt tải về
- 127 lượt xem
1.100.000 vnđ
NÔNG NGHIỆP, THỰC PHẨM
Sản phẩm nội bật
-
Thông tin ngành Logistics Việt Nam hàng tháng (P.CSDL)
-
Thông tin xuất khẩu Gạo hàng tháng (P.Xuất nhập khẩu)
-
Bản tin Dược phẩm và Trang thiết bị y tế hàng tuần (P.Công nghiệp)
-
Thông tin Thị trường thép hàng tháng (P.Công nghiệp)
-
Thông tin Thị trường sắt thép và nguyên liệu thế giới hàng tháng (P.Kinh tế quốc tế)