Xuất khẩu:
Sản phẩm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác của Việt Nam đã có mặt tại gần 60 thị trường trên Thế Giới, những thị trường chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng kim ngạch chung gồm: Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, ...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3 năm 2020 xuất khẩu máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng của nước ta đạt 1,96 tỷ USD, tăng 18,9% so với tháng trước và tăng 32,4% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng 3 tháng năm 2020, xuất khẩu máy móc thiết bị của nước ta đạt xấp xỉ 5,1 tỷ USD, tăng 28,1% so với 3 tháng năm 2019. Xuất khẩu máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng của khối doanh nghiệp FDI tháng 3 năm 2020 đạt 1,37 tỷ USD, tăng 6% so với tháng trước và tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2019 và chiếm 69,9% tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng của nước ta. Tổng 3 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu máy móc thiết bị của khối doanh nghiệp này đạt 3,79 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2019 và chiếm tỷ trọng 74,3%.
Nhập khẩu:
Nhập khẩu máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng của nước ta đạt trên 3,03 tỷ USD, tăng 25,9% so với tháng trước và giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng 3 tháng năm 2020, nhập khẩu máy móc thiết bị của nước ta đạt 8,23 tỷ USD, giảm 3,9% so với 3 tháng năm 2019. Nhập khẩu máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 3 năm 2020 đạt 1,55 tỷ USD, tăng 17,6% so với tháng trước và giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2019 và chiếm 50,9% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tổng 3 tháng năm 2020, nhập khẩu nhóm hàng này vào nước ta đạt 4,25 tỷ USD, giảm 7,9% so với 3 tháng năm 2019 và chiếm tỷ trọng 51,7%.
Một số nhận định, đề xuất:
Theo chương trình mục tiêu đến năm 2020 cơ khí trong nước sẽ tự sản xuất được khoảng 100 tỷ đến 125 tỷ USD tiền hàng. Thực tế hiện nay do không vay được vốn từ ngân hàng, nhiều doanh nghiệp cơ khí đã huy động vốn từ các nguồn khác, với lãi suất cao hơn ngân hàng. Điều này đương nhiên ẩy chi phí lên, đồng nghĩa với tỉ lệ lợi nhuận giảm, khiến nhiều đơn vị đứng trước nguy cơ phá sản. Do vậy, để phát triển ngành cơ khí nước nhà, Nhà nước cần bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn, hoặc vay vốn lưu động cho chế tạo thiết bị cần vốn lớn, chu kỳ sản xuất dài...
Sản phẩm máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác của Việt Nam đã có mặt tại gần 60 thị trường trên Thế Giới, những thị trường chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng kim ngạch chung gồm: Hoa Kỳ, EU, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, ...
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3 năm 2020 xuất khẩu máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng của nước ta đạt 1,96 tỷ USD, tăng 18,9% so với tháng trước và tăng 32,4% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng 3 tháng năm 2020, xuất khẩu máy móc thiết bị của nước ta đạt xấp xỉ 5,1 tỷ USD, tăng 28,1% so với 3 tháng năm 2019. Xuất khẩu máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng của khối doanh nghiệp FDI tháng 3 năm 2020 đạt 1,37 tỷ USD, tăng 6% so với tháng trước và tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2019 và chiếm 69,9% tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng của nước ta. Tổng 3 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu máy móc thiết bị của khối doanh nghiệp này đạt 3,79 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2019 và chiếm tỷ trọng 74,3%.
Nhập khẩu:
Nhập khẩu máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng của nước ta đạt trên 3,03 tỷ USD, tăng 25,9% so với tháng trước và giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2019. Tổng 3 tháng năm 2020, nhập khẩu máy móc thiết bị của nước ta đạt 8,23 tỷ USD, giảm 3,9% so với 3 tháng năm 2019. Nhập khẩu máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 3 năm 2020 đạt 1,55 tỷ USD, tăng 17,6% so với tháng trước và giảm 3,1% so với cùng kỳ năm 2019 và chiếm 50,9% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tổng 3 tháng năm 2020, nhập khẩu nhóm hàng này vào nước ta đạt 4,25 tỷ USD, giảm 7,9% so với 3 tháng năm 2019 và chiếm tỷ trọng 51,7%.
Một số nhận định, đề xuất:
Theo chương trình mục tiêu đến năm 2020 cơ khí trong nước sẽ tự sản xuất được khoảng 100 tỷ đến 125 tỷ USD tiền hàng. Thực tế hiện nay do không vay được vốn từ ngân hàng, nhiều doanh nghiệp cơ khí đã huy động vốn từ các nguồn khác, với lãi suất cao hơn ngân hàng. Điều này đương nhiên ẩy chi phí lên, đồng nghĩa với tỉ lệ lợi nhuận giảm, khiến nhiều đơn vị đứng trước nguy cơ phá sản. Do vậy, để phát triển ngành cơ khí nước nhà, Nhà nước cần bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn, hoặc vay vốn lưu động cho chế tạo thiết bị cần vốn lớn, chu kỳ sản xuất dài...