Nhật Bản: 
Lĩnh vực logistics tại Nhật Bản đã phát huy được các tiềm năng tăng trưởng trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19. Bất chấp tác động tiêu cực mà đại dịch toàn cầu gây ra đối với các lĩnh vực khác, giá thuê bất động sản logistics (kho bãi…) tại Nhật Bản vẫn ở mức cao và tỷ lệ chuyển từ các cửa hàng bán lẻ truyền thống sang bán lẻ trực tuyến đã được đẩy nhanh trong suốt một năm qua. Sự phục hồi hậu COVID-19 với trợ lực rất lớn từ công nghệ hiện đại và xu hướng thương mại điện tử, tự động hóa…được kỳ vọng sẽ tạo ra “làn gió” thuận lợi cho lĩnh vực logistics, tiếp tục thúc đẩy lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực này gia tăng tại Nhật Bản trong năm 2022. 
Thương mại điện tử đang tăng trưởng mạnh tại Nhật Bản do người dân phải ở nhà nhiều hơn trong thời kỳ dịch bệnh từ giữa năm 2020. Xu hướng này thậm chí còn mạnh mẽ hơn trong suốt năm 2021, đặc biệt với sự tham gia của lực lượng người tiêu dùng cao tuổi, vốn khó thích ứng với môi trường số hóa hơn so với những người trẻ. 
Trong tháng 11/2021, các chuyến hàng trực tiếp từ Nhật Bản đến Hoa Kỳ giảm 20,6% xuống 29.930 TEU. Ngược lại, lượng hàng vận chuyển trên tuyến đường trung chuyển tăng 41,9% lên mức cao kỷ lục 17.345 TEU. Các container trung chuyển tại Hàn Quốc tăng 38,4% lên 12.088 TEU và tại Trung Quốc tăng 36,4% lên 2.513 TEU. Lượng hàng trung chuyển từ Đài Loan thậm chí còn tăng mạnh hơn với mức tăng vọt 209,9% lên 1.218 TEU. Xét về cảng xuất xứ tại Nhật Bản, xuất khẩu hàng hóa từ Tokyo, Nagoya chậm lại, giảm lần lượt 37,7% xuống 12.428 TEU; 10,8% xuống 9.160 TEU. Các chuyến hàng từ Kobe cũng không khả quan, mặc dù có mức suy giảm nhỏ hơn nhiều, từ 2,1% xuống còn 7.016 TEU. Mặt khác, những chuyến từ Yokohama tăng hơn gấp đôi, tăng 130,9% lên 979 TEU.
Theo một báo cáo do Trung tâm Hàng hải Nhật Bản (JMC) công bố, xuất khẩu hàng hóa đóng container bằng đường biển từ Nhật Bản sang Trung Quốc đạt 841.320 tấn trong tháng 10/2021. Việc chính phủ Trung Quốc áp đặt các hạn chế nhập khẩu đối với giấy và các phế liệu khác đã làm lượng hàng xuất khẩu được vận chuyển giảm 16,6% so với cùng tháng năm 2020, đánh dấu tháng thứ sáu liên tiếp giảm so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, về mặt giá trị, xuất khẩu đã tăng 11,5% lên 888,6 tỷ Yên.
Quá trình chuyển đổi sang thành phố thông minh đã bắt đầu ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó Nhật Bản đang thể hiện vai trò tiên phong trong nhiều lĩnh vực, trong đó có hiện đại hóa các dịch vụ logistics đô thị, cộng đồng. Những nỗ lực đảm bảo các bên liên quan giám sát chặt chẽ cơ sở hạ tầng và thể chế cần thiết để hiện thực hóa một tương lai logistics đô thị hiệu quả sẽ góp phần tạo ra một xã hội bền vững, thuận tiện hơn tại một quốc gia dân số đang già đi nhanh chóng như Nhật Bản.
Hàn Quốc: 
Vị thế là một trung tâm trung chuyển sẽ đảm bảo tăng trưởng ổn định về lượng hàng hóa và vận chuyển của Hàn Quốc trong trung hạn đến năm 2025. Mặc dù hoạt động kinh doanh và đầu tư chậm lại đã cản trở thương mại của nước này vào năm 2020, nhưng những kết quả đạt được trong năm 2021 cho thấy thị trường này đang bước vào giai đoạn “bùng nổ” về dịch vụ logistics, đặc biệt là để phục vụ cho hoạt động xuất, nhập khẩu và thương mại điện tử xuyên biên giới. 
Thực vậy, thị trường logistics Hàn Quốc trở nên sôi động trong nửa sau của năm 2021 nhờ nước này đã kiểm soát tốt dịch bệnh và đang trong quá trình phục hồi mạnh mẽ các giao dịch thương mại quốc tế. 
Năm 2021, xuất khẩu của Hàn Quốc đã đạt mức cao kỷ lục nhờ nhu cầu mạnh mẽ ở nước ngoài đối với các sản phẩm chính như chất bán dẫn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi. Các số liệu thống kê được công bố vào tháng 12/2021 cho thấy các công ty trong nước đã tăng cường khả năng cạnh tranh đủ để vượt qua cuộc khủng hoảng logistics toàn cầu và sự gián đoạn chuỗi cung ứng.
Tổng cộng 2,838 triệu TEU container đã được giao dịch giữa Hàn Quốc và Trung Quốc trong 10 tháng năm 2021, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm 2020 (2,708 triệu TEU). Các lô hàng tăng mạnh ở cả hai hướng. Xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Trung Quốc tăng 3% lên 986.400 TEU, trong khi nhập khẩu từ Trung Quốc vào Hàn Quốc tăng 10% lên 1,67 triệu TEU. Ngược lại, các container trung chuyển giữa hai quốc gia giảm 22% xuống còn 181.200 TEU.
Tuy nhiên, một báo cáo của chính phủ Hàn Quốc phát hành trong tháng 12/2021 cho thấy lượng hàng hóa tại các cảng biển của Hàn Quốc đã giảm trong tháng 11/2021 do việc xử lý hàng hóa bị chậm lại tại các cảng lớn. Theo Bộ Đại dương và Thủy sản, khối lượng hàng hóa được xử lý tại các cảng biển địa phương ở mức 128,48 triệu tấn trong tháng 11/2021, giảm 1,9% so với một năm trước đó.
Doanh số bán hàng trực tuyến tại Hàn Quốc 9 tháng năm 2021 tăng 18% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi tổng doanh thu bán lẻ tăng 8% trong cùng kỳ. Từ năm 2017 đến quý III năm 2021, sự chuyển dịch nhanh chóng sang các kênh bán lẻ trực tuyến đã nâng tỷ lệ thâm nhập bán hàng trực tuyến từ 17% lên 28%. Doanh số bán ô tô và phụ tùng và đồ ăn uống trực tuyến tiếp tục tăng trong năm 2021 nhờ tăng trưởng nhanh vào năm 2020. Trong ba quý đầu năm 2021, ô tô và phụ tùng tăng 61% so với cùng kỳ năm 2020 do ngày càng có nhiều người lựa chọn ô tô cá nhân hơn phương tiện giao thông công cộng trong bối cảnh giãn cách xã hội. Trong khi đó, doanh thu từ thực phẩm tươi sống trực tuyến và thực phẩm-đồ uống tăng lần lượt 31% và 30% so với cùng kỳ năm 2020, do ngày càng có nhiều người dùng bữa tại nhà và sử dụng dịch vụ giao hàng qua đêm. Với sự gia tăng của doanh số bán thực phẩm tươi sống trực tuyến, nhu cầu không chỉ về kho khô mà còn cả kho lạnh cũng tăng lên, thúc đẩy sự phát triển của nhiều phương tiện bảo quản lạnh.

1. THỊ TRƯỜNG LOGISTICS NHẬT BẢN NĂM 2021 VÀ DỰ BÁO NĂM 2022
Báo cáo số này tổng hợp những điểm nhấn về thị trường logistics Nhật Bản năm 2021 và các dự báo 
1.1. Tình hình chung
1.2. Vận tải
1.3. Ga, cảng, kho bãi
1.4. Các hoạt động logistics khác
2. THỊ TRƯỜNG LOGISTICS HÀN QUỐC NĂM 2021 VÀ DỰ BÁO NĂM 2022
2.1. Tình hình chung
2.2. Vận tải
2.3. Ga, cảng, kho bãi
2.4. Các hoạt động logistics khác:
  
DANH MỤC HÌNH 
Hình 1: Cảng Osaka (Nhật Bản) nhìn từ trên cao 
Hình 2: Cảng Wakkanai nhìn từ trên cao