I. KINH TẾ TRONG NƯỚC
Dịch Covid-19 vẫn lan rộng ra toàn cầu và diễn biến ngày càng căng thẳng, phức tạp hơn làm kinh tế toàn cầu tiếp tục chao đảo, các chỉ số chứng khoán và giá nhiều loại nguyên, nhiên liệu cơ bản trên thị trường thế giới không ngừng lao dốc mạnh. Đặc biệt giá dầu thô giảm rất mạnh, có lúc xuống sát mốc 20 USD/thùng, mức thấp nhất trong vòng 18 năm qua và giảm trên 60% so với cuối năm 2019.
Cho đến nay vẫn chưa thể đánh giá được những hậu quả của dịch Covid-19 đối với kinh tế thế giới, nhưng sẽ là vô cùng lớn. IMF cho rằng, hậu quả của dịch bệnh Covid-19 đối với kinh tế thế giới là lớn nhất từ trước tới nay, có thể lớn hơn so với hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 – 2009 và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu là khó tránh khỏi. Để ứng phó với đại dịch Covid-19, các nền kinh tế liên tục tung ra các gói hỗ trợ với quy mô lớn, trong đó, tập trung vào các chính sách về tài chính, tiền tệ.
Dù công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở Việt Nam được thực hiện quyết liệt, ngay từ sớm, số ca nhiễm bệnh ít, nhưng do tính chất nghiêm trọng của dịch bệnh trên toàn cầu, độ mở của nền kinh tế nước ta là khá cao nên nhiều hoạt động kinh tế đã rơi vào đình trệ, tê liệt, nhất là đối với hoạt động du lịch, dịch vụ. Theo thống kê GDP quý I/2020 chỉ tăng 3,82%, mức tăng thấp nhất trong vòng 11 năm qua. Trong đó, dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm đến 11,04%, kim ngạch xuất khẩu cũng đạt thấp, chỉ tăng có 0,5%. Dự báo các chỉ số kinh tế trong tháng 4 có thể sẽ còn kém hơn.
Tuy thiệt hại đối với kinh tế, xã hội bởi dịch bệnh Covid-19 là rất lớn, nhưng việc kinh tế nước ta vẫn duy trì được tăng trưởng trong bối cảnh nhiều nền kinh tế trên thế giới có nguy cơ rơi vào suy thoái là một thành công rất lớn của Việt Nam. Cùng với hiệu quả cao trong công tác phòng chống dịch bệnh của Việt Nam, những kết quả đạt được của kinh tế quý I/2020 sẽ làm tăng uy tín, vị thế của Việt Nam cũng như tạo ra nhiều cơ hội, lợi thế cho kinh tế Việt Nam phục hồi và bứt phá khi dịch bệnh qua đi.
Tuy thiệt hại đối với kinh tế, xã hội bởi dịch bệnh Covid-19 là rất lớn, nhưng việc kinh tế nước ta vẫn duy trì được tăng trưởng trong bối cảnh nhiều nền kinh tế trên thế giới có nguy cơ rơi vào suy thoái là một thành công rất lớn của Việt Nam. Cùng với hiệu quả cao trong công tác phòng chống dịch bệnh của Việt Nam, những kết quả đạt được của kinh tế quý I/2020 sẽ làm tăng uy tín, vị thế của Việt Nam cũng như tạo ra nhiều cơ hội, lợi thế cho kinh tế Việt Nam phục hồi và bứt phá khi dịch bệnh qua đi.
1. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ, BẤT ĐỘNG SẢN
- Để hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trước những tác động của dịch bệnh Covid-19, NHNN đã quyết định cắt giảm các mức lãi suất chủ chốt với mức cắt giảm từ 0,5% - 1,0%. Cùng với đó, các ngân hàng thương mại cũng đã đồng loạt giảm lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay, khoanh nợ, giãn nợ đối với một số tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
- Lãi suất huy động VND ở các ngân hàng giảm chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn (từ 6 tháng trở xuống), còn ở các kỳ hạn dài nhìn chung giảm không đáng kể và vẫn giữ ở mức khá cao.
- Lo ngại những tác động tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19 khiến giá USD tăng khá mạnh, lên 23.700 đ/USD (giá bán ra USD của VCB), tăng 2% so với cuối năm 2019. Giá USD trên thị trường tự do có lúc còn tăng lên sát mốc 24.000 đ/USD. Tuy vậy, dự báo tỷ giá USD/VND và thị trường ngoại hối sẽ vẫn giữ được ổn định nhờ cung ngoại tệ dồi dào, nguồn lực trong nước đã được cải thiện nhiều.
- Mặc dù dịch bệnh Covid-19 tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nhưng hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm trong quý I năm nay vẫn tăng khá, tăng 7,19% so với cùng kỳ 2019.
- Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục lao dốc mạnh trước tác động tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19. VNIndex có lúc đã giảm xuống dưới ngưỡng 650 điểm, giảm gần 35% so với cuối năm 2019 và là một trong số ít các thị trường giảm mạnh nhất trên thế giới. Lưu ý rằng trong năm 2018 và 2019 thị trường chứng khoán Việt Nam nằm trong số các thị trường tăng trưởng thấp trên thế giới. Một số ý kiến cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong tình trạng bị bán quá mức. Nhiều cổ đông lớn ở một số doanh nghiệp niêm yết đã bắt đầu thực hiện mua vào cổ phiếu.
- Kim ngạch xuất khẩu đá quý và kim loại quý (chủ yếu là vàng) trong quý I năm nay tăng khá mạnh, tăng 38,5% so với cùng kỳ 2019, đạt 212 triệu USD. Giá vàng tăng mạnh trong tháng 2/2020 khiến hoạt động bán ra vàng trong nước tăng mạnh.
- Lãi suất huy động VND ở các ngân hàng giảm chủ yếu ở các kỳ hạn ngắn (từ 6 tháng trở xuống), còn ở các kỳ hạn dài nhìn chung giảm không đáng kể và vẫn giữ ở mức khá cao.
- Lo ngại những tác động tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19 khiến giá USD tăng khá mạnh, lên 23.700 đ/USD (giá bán ra USD của VCB), tăng 2% so với cuối năm 2019. Giá USD trên thị trường tự do có lúc còn tăng lên sát mốc 24.000 đ/USD. Tuy vậy, dự báo tỷ giá USD/VND và thị trường ngoại hối sẽ vẫn giữ được ổn định nhờ cung ngoại tệ dồi dào, nguồn lực trong nước đã được cải thiện nhiều.
- Mặc dù dịch bệnh Covid-19 tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế nhưng hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm trong quý I năm nay vẫn tăng khá, tăng 7,19% so với cùng kỳ 2019.
- Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục lao dốc mạnh trước tác động tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19. VNIndex có lúc đã giảm xuống dưới ngưỡng 650 điểm, giảm gần 35% so với cuối năm 2019 và là một trong số ít các thị trường giảm mạnh nhất trên thế giới. Lưu ý rằng trong năm 2018 và 2019 thị trường chứng khoán Việt Nam nằm trong số các thị trường tăng trưởng thấp trên thế giới. Một số ý kiến cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong tình trạng bị bán quá mức. Nhiều cổ đông lớn ở một số doanh nghiệp niêm yết đã bắt đầu thực hiện mua vào cổ phiếu.
- Kim ngạch xuất khẩu đá quý và kim loại quý (chủ yếu là vàng) trong quý I năm nay tăng khá mạnh, tăng 38,5% so với cùng kỳ 2019, đạt 212 triệu USD. Giá vàng tăng mạnh trong tháng 2/2020 khiến hoạt động bán ra vàng trong nước tăng mạnh.
2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ, SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA
- CPI tháng 3/2020 giảm 0,72% so với tháng trước chủ yếu là do giá xăng dầu giảm sâu, giá dịch vụ du lịch, vận tải hành khách và giá thịt gia cầm, trái cây giảm. Bình quân quý I/2020 CPI tăng 5,56% so với cùng kỳ 2019, trong đó CPI tháng 3/2020 tăng 0,34% so với tháng 12/2019 và tăng 4,87% so với tháng 3/2019. Dự báo CPI tháng 4/2020 sẽ tiếp tục đà giảm mạnh hơn do giá xăng dầu giảm mạnh và giá thịt lợn có thể sẽ giảm dần sau một thời gian dài tăng mạnh và neo giữ ở mức quá cao.
- Bất chấp khuyến nghị của cơ quan quản lý, giá thịt lợn hơi và giá bán lẻ thịt lợn trong tháng 3/2020 vẫn giữ ở mức rất cao. Theo đó, giá thịt lợn hơi trên cả nước trong những ngày cuối tháng 3/2020 vẫn giữ quanh mốc 80.000 đ/kg (sau khi đã tăng lên khoảng 90.000 đ/kg vào đầu tháng 3/2020). Nguyên nhân của hiện tượng này là do thiếu hụt nguồn cung cùng với có thể có tình trạng thao túng giá ở mặt hàng thịt lợn.
- Với việc tổng đàn lợn chỉ đạt khoảng 24 triệu con vào giữa tháng 3/2020, dự báo sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng quý II/2020 cũng sẽ vẫn thấp, chỉ đạt khoảng 840 – 860 nghìn tấn. Điều này đồng nghĩa trong quý II/2020 thị trường vẫn thiếu hụt khoảng 130 – 150 nghìn tấn thịt lợn hơi.
- Do bị thiệt hại nặng nề bởi dịch tả lợn châu Phi trong năm 2019 và do giá lợn giống quá cao (vì phụ thuộc chủ yếu vào con giống của các doanh nghiệp lớn) nên hoạt động tái đàn lợn ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ diễn ra rất ít. Chính vì vậy hoạt động chăn nuôi lợn hiện nay tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp lớn, có thể lên đến trên 80% tổng đàn lợn. Điều này cho thấy thị trường lợn đang chịu sự chi phối chủ yếu của các doanh nghiệp lớn. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến giá thịt lợn không chịu giảm trong thời gian qua.
- Theo chỉ đạo của Chính phủ, ngay trong đầu tháng 4/2020 phải đưa giá lợn hơi về 70.000 đ/kg và đến cuối quý II hoặc quý III/2020 giảm về 60.000 đ/kg. Tuy nhiên việc đưa giá lợn giảm xuống mức hợp lí sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự quyết liệt hơn nữa của các cơ quan quản lý chứ không thể trông chờ vào sự tự giác của các doanh nghiệp. Thực tế diễn biến giá thịt lợn trong thời gian qua đã chứng minh điều này.
- Sản xuất công nghiệp tiếp tục chịu tác động tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19 nên chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2020 chỉ tăng có 5,28%. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo vẫn giữ được mức tăng khá, tăng 7,12%; khai thác dầu thô và khí đốt giảm trên 10%. Dự báo tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đối với sản xuất công nghiệp có thể sẽ lớn hơn trong tháng 4 và có thể sang đến tháng 5.
- Khách quốc tế đến nước ta tiếp tục đà giảm mạnh, trong tháng 3/2020 giảm 63,8% so với tháng trước và giảm 68,1% so với cùng kỳ 2019. Tính chung quý I/2020, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 3.686,8 nghìn lượt người, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước. Đáng lưu ý, trong khi lượng khách từ hầu hết các thị trường đều giảm mạnh thì lượng khách Nga lại tăng khá cao, tăng 13,6%, đạt 245 nghìn lượt. Dự báo lượng khách quốc tế sẽ đến nước ta còn giảm mạnh hơn trong tháng 4 do dịch bệnh Covid-19.
- Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý I/2020 tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2019 và chỉ bằng 31% GDP. Tuy nhiên, vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước quý I/2020 đạt mức tăng khá, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu tích cực phản ánh kết quả việc Chính phủ thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Trong khi đó, vốn đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước chỉ tăng 4,2%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 5,4%.
- Sau khi đạt được mức thặng dư tương đối cao trong năm 2019, quý I năm nay cân đối ngân sách của nước ta đã thâm hụt khá lớn, lên đến 21,2 nghìn tỉ đồng, bằng 8,3% tổng thu ngân sách. Dự báo thâm hụt ngân sách có thể sẽ tiếp tục tăng mạnh trong một vài tháng tới.
- Bất chấp khuyến nghị của cơ quan quản lý, giá thịt lợn hơi và giá bán lẻ thịt lợn trong tháng 3/2020 vẫn giữ ở mức rất cao. Theo đó, giá thịt lợn hơi trên cả nước trong những ngày cuối tháng 3/2020 vẫn giữ quanh mốc 80.000 đ/kg (sau khi đã tăng lên khoảng 90.000 đ/kg vào đầu tháng 3/2020). Nguyên nhân của hiện tượng này là do thiếu hụt nguồn cung cùng với có thể có tình trạng thao túng giá ở mặt hàng thịt lợn.
- Với việc tổng đàn lợn chỉ đạt khoảng 24 triệu con vào giữa tháng 3/2020, dự báo sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng quý II/2020 cũng sẽ vẫn thấp, chỉ đạt khoảng 840 – 860 nghìn tấn. Điều này đồng nghĩa trong quý II/2020 thị trường vẫn thiếu hụt khoảng 130 – 150 nghìn tấn thịt lợn hơi.
- Do bị thiệt hại nặng nề bởi dịch tả lợn châu Phi trong năm 2019 và do giá lợn giống quá cao (vì phụ thuộc chủ yếu vào con giống của các doanh nghiệp lớn) nên hoạt động tái đàn lợn ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ diễn ra rất ít. Chính vì vậy hoạt động chăn nuôi lợn hiện nay tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp lớn, có thể lên đến trên 80% tổng đàn lợn. Điều này cho thấy thị trường lợn đang chịu sự chi phối chủ yếu của các doanh nghiệp lớn. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến giá thịt lợn không chịu giảm trong thời gian qua.
- Theo chỉ đạo của Chính phủ, ngay trong đầu tháng 4/2020 phải đưa giá lợn hơi về 70.000 đ/kg và đến cuối quý II hoặc quý III/2020 giảm về 60.000 đ/kg. Tuy nhiên việc đưa giá lợn giảm xuống mức hợp lí sẽ phụ thuộc rất lớn vào sự quyết liệt hơn nữa của các cơ quan quản lý chứ không thể trông chờ vào sự tự giác của các doanh nghiệp. Thực tế diễn biến giá thịt lợn trong thời gian qua đã chứng minh điều này.
- Sản xuất công nghiệp tiếp tục chịu tác động tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19 nên chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2020 chỉ tăng có 5,28%. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo vẫn giữ được mức tăng khá, tăng 7,12%; khai thác dầu thô và khí đốt giảm trên 10%. Dự báo tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đối với sản xuất công nghiệp có thể sẽ lớn hơn trong tháng 4 và có thể sang đến tháng 5.
- Khách quốc tế đến nước ta tiếp tục đà giảm mạnh, trong tháng 3/2020 giảm 63,8% so với tháng trước và giảm 68,1% so với cùng kỳ 2019. Tính chung quý I/2020, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 3.686,8 nghìn lượt người, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước. Đáng lưu ý, trong khi lượng khách từ hầu hết các thị trường đều giảm mạnh thì lượng khách Nga lại tăng khá cao, tăng 13,6%, đạt 245 nghìn lượt. Dự báo lượng khách quốc tế sẽ đến nước ta còn giảm mạnh hơn trong tháng 4 do dịch bệnh Covid-19.
- Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện quý I/2020 tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2019 và chỉ bằng 31% GDP. Tuy nhiên, vốn thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước quý I/2020 đạt mức tăng khá, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu tích cực phản ánh kết quả việc Chính phủ thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Trong khi đó, vốn đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước chỉ tăng 4,2%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 5,4%.
- Sau khi đạt được mức thặng dư tương đối cao trong năm 2019, quý I năm nay cân đối ngân sách của nước ta đã thâm hụt khá lớn, lên đến 21,2 nghìn tỉ đồng, bằng 8,3% tổng thu ngân sách. Dự báo thâm hụt ngân sách có thể sẽ tiếp tục tăng mạnh trong một vài tháng tới.
3. DIỄN BIẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
- Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu quý I/2020 ước đạt 59,08 tỉ USD, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng tháng 3 đạt 20 tỉ USD, giảm 12,1% so với cùng kỳ 2019. Những mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu tăng trong quý I là điện thoại và linh kiện đạt 12,4 tỉ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 8,2 tỉ USD, tăng 16,2%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 4,7 tỉ USD, tăng 17,7%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 2,5 tỉ USD, tăng 9,5%; gạo tăng 79%, đạt 653 triệu USD. Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm là: hàng dệt may đạt 6,5 tỉ USD, giảm 8,9%; giày dép đạt 3,9 tỉ USD, giảm 1,9%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 2 tỉ USD, giảm 5,5%; thủy sản đạt 1,6 tỉ USD, giảm 11,2%; Rau quả đạt 831 triệu USD, giảm 11,5%; cà phê đạt 794 triệu USD, giảm 6,4% (lượng giảm 3,9%); cao su đạt 331 triệu USD, giảm 26,1% (lượng giảm 33%); hạt tiêu đạt 156 triệu USD, giảm 17,6% (lượng giảm 0,9%).
- Quý I/2020 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ vẫn tăng mạnh, đạt 15,5 tỉ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 8,4 tỉ USD, tăng 11,5% (do mặt hàng điện thoại và linh kiện tăng 187,5%). Thị trường EU đạt 7,5 tỉ USD, giảm 14,9%. Thị trường ASEAN đạt 6 tỉ USD, giảm 5,2%. Nhật Bản đạt 4,8 tỉ USD, tăng 3,5%. Hàn Quốc đạt 4,5 tỉ USD, giảm 2,7%.
- Quý I/2020, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 56,26 tỉ USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng tháng 3 giảm 10,1%, xuống còn 19 tỉ USD. Những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng gồm: điện tử, máy tính và linh kiện đạt 13,2 tỉ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước; điện thoại và linh kiện đạt 3,2 tỉ USD, tăng 14,1%; sản phẩm chất dẻo đạt 1,6 tỉ USD, tăng 8,1%; dầu thô đạt 1,5 tỉ USD; tăng 67,9%; sản phẩm hóa chất đạt 1,3 tỉ USD, tăng 11,7%. Những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm gồm: máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 7,8 tỉ USD, giảm 8,6%; vải đạt 2,4 tỉ USD, giảm 17,7%; chất dẻo đạt 2 tỉ USD, giảm 6,1%; sắt thép đạt 1,9 tỉ USD, giảm 16%; ô tô đạt 1,4 tỉ USD, giảm 24,4%; kim loại thường đạt 1,4 tỉ USD; giảm 7,9%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 1,1 tỉ USD, giảm 14,5%; xăng dầu đạt 1,02 tỉ USD, giảm 17,6%.
- Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu quý I/2020, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 52,6 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,5% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu (tăng 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước), trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 26,4 tỷ USD, tăng 3,9% và chiếm 46,9% (tăng 2,6 điểm phần trăm); nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu đạt 26,2 tỷ USD, giảm 5,9% và chiếm 46,6% (giảm 2 điểm phần trăm). Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 3,66 tỷ USD, giảm 10,6% và chiếm 6,5% (giảm 0,6 điểm phần trăm).
- Quý I/2020, Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất cho Việt Nam với kim ngạch đạt 13,3 tỉ USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 11,7 tỉ USD, tăng 2,4%; thị trường ASEAN đạt 7,2 tỉ USD, giảm 8,3%; Nhật Bản đạt 4,9 tỉ USD, tăng 15,8%; thị trường EU đạt 3,4 tỉ USD, tăng 5,2%; Mỹ đạt 3,4 tỉ USD, tăng 13%.
- Quý I/2020, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục xuất siêu 2,8 tỉ USD, tăng mạnh so với mức xuất siêu 1,5 tỉ USD của cùng kfy 2019.
- Dù diện tích xuống giống giảm do hạn mặn khốc liệt nhưng nhờ năng suất tăng cao nên sản lượng lúa vụ Đông xuân các tỉnh ĐBSCL năm nay vẫn tăng gần 350 nghìn tấn, đạt khoảng 11 triệu tấn. Dự kiến sản lượng lúa vụ Đông Xuân cả nước đạt khoảng 20,5 triệu tấn, tăng 0,4 triệu tấn so với dự báo và tăng 30 nghìn tấn so với cùng kỳ 2019. Dự kiến trong thời gian 6 tháng cuối năm, sản lượng toàn bộ lúa vụ Hè Thu, Mùa, Thu Đông cả nước dự kiến đạt trên 23,3 triệu tấn thóc, đưa sản lượng cả năm đạt khoảng 44 triệu tấn, tăng khoảng 0,3 triệu tấn so với năm 2019, trong đó tiêu thụ trong nước gần 30 triệu tấn và cho xuất khẩu khoảng 12 – 13 triệu tấn (tương đương khoảng 6,5 triệu tấn gạo).
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết sẽ trình Chính phủ, Bộ Chính trị về mục tiêu giữ trên 3,5 triệu ha đất trồng lúa để ít nhất có 35 - 38 triệu tấn lúa, tương ứng 22 triệu tấn gạo từ việc "chốt cứng" diện tích trồng lúa, cũng như sản lượng lương thực hằng năm.
- 3 tháng đầu năm nay xuất khẩu gạo của của cả nước đạt 1,4 triệu tấn, tăng 1,1% so với cùng kỳ 2019, nhưng nhờ giá tăng nên kim ngạch đạt 653 triệu USD, tăng 7,9%. Nhu cầu mua gạo tăng mạnh trên thế giới, sản lượng giảm do dịch bệnh và hạn khiến giá gạo thế giới tăng mạnh trong thời gian gần đây.
- Trước việc giá dầu thô trên thị trường thế giới giảm mạnh, giảm tới trên 50% so với cuối năm 2019 và thấp hơn nhiều giá thành khai thác, PVN đã đề xuất Việt Nam cần tranh thủ nhập khẩu tăng dự trữ khi giá dầu xuống quá thấp. Ngoài ra PVN cũng kiến nghị có cơ chế tài chính cho Quỹ tìm kiếm thăm dò cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thăm dò - khai thác dầu khí... tranh thủ cơ hội khi thị trường dầu mỏ xuống đáy.
- Quý I/2020 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ vẫn tăng mạnh, đạt 15,5 tỉ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 8,4 tỉ USD, tăng 11,5% (do mặt hàng điện thoại và linh kiện tăng 187,5%). Thị trường EU đạt 7,5 tỉ USD, giảm 14,9%. Thị trường ASEAN đạt 6 tỉ USD, giảm 5,2%. Nhật Bản đạt 4,8 tỉ USD, tăng 3,5%. Hàn Quốc đạt 4,5 tỉ USD, giảm 2,7%.
- Quý I/2020, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 56,26 tỉ USD, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng tháng 3 giảm 10,1%, xuống còn 19 tỉ USD. Những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng gồm: điện tử, máy tính và linh kiện đạt 13,2 tỉ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước; điện thoại và linh kiện đạt 3,2 tỉ USD, tăng 14,1%; sản phẩm chất dẻo đạt 1,6 tỉ USD, tăng 8,1%; dầu thô đạt 1,5 tỉ USD; tăng 67,9%; sản phẩm hóa chất đạt 1,3 tỉ USD, tăng 11,7%. Những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm gồm: máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 7,8 tỉ USD, giảm 8,6%; vải đạt 2,4 tỉ USD, giảm 17,7%; chất dẻo đạt 2 tỉ USD, giảm 6,1%; sắt thép đạt 1,9 tỉ USD, giảm 16%; ô tô đạt 1,4 tỉ USD, giảm 24,4%; kim loại thường đạt 1,4 tỉ USD; giảm 7,9%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 1,1 tỉ USD, giảm 14,5%; xăng dầu đạt 1,02 tỉ USD, giảm 17,6%.
- Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu quý I/2020, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 52,6 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,5% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu (tăng 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước), trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 26,4 tỷ USD, tăng 3,9% và chiếm 46,9% (tăng 2,6 điểm phần trăm); nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu đạt 26,2 tỷ USD, giảm 5,9% và chiếm 46,6% (giảm 2 điểm phần trăm). Nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 3,66 tỷ USD, giảm 10,6% và chiếm 6,5% (giảm 0,6 điểm phần trăm).
- Quý I/2020, Trung Quốc vẫn là thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất cho Việt Nam với kim ngạch đạt 13,3 tỉ USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 11,7 tỉ USD, tăng 2,4%; thị trường ASEAN đạt 7,2 tỉ USD, giảm 8,3%; Nhật Bản đạt 4,9 tỉ USD, tăng 15,8%; thị trường EU đạt 3,4 tỉ USD, tăng 5,2%; Mỹ đạt 3,4 tỉ USD, tăng 13%.
- Quý I/2020, cán cân thương mại hàng hóa tiếp tục xuất siêu 2,8 tỉ USD, tăng mạnh so với mức xuất siêu 1,5 tỉ USD của cùng kfy 2019.
- Dù diện tích xuống giống giảm do hạn mặn khốc liệt nhưng nhờ năng suất tăng cao nên sản lượng lúa vụ Đông xuân các tỉnh ĐBSCL năm nay vẫn tăng gần 350 nghìn tấn, đạt khoảng 11 triệu tấn. Dự kiến sản lượng lúa vụ Đông Xuân cả nước đạt khoảng 20,5 triệu tấn, tăng 0,4 triệu tấn so với dự báo và tăng 30 nghìn tấn so với cùng kỳ 2019. Dự kiến trong thời gian 6 tháng cuối năm, sản lượng toàn bộ lúa vụ Hè Thu, Mùa, Thu Đông cả nước dự kiến đạt trên 23,3 triệu tấn thóc, đưa sản lượng cả năm đạt khoảng 44 triệu tấn, tăng khoảng 0,3 triệu tấn so với năm 2019, trong đó tiêu thụ trong nước gần 30 triệu tấn và cho xuất khẩu khoảng 12 – 13 triệu tấn (tương đương khoảng 6,5 triệu tấn gạo).
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết sẽ trình Chính phủ, Bộ Chính trị về mục tiêu giữ trên 3,5 triệu ha đất trồng lúa để ít nhất có 35 - 38 triệu tấn lúa, tương ứng 22 triệu tấn gạo từ việc "chốt cứng" diện tích trồng lúa, cũng như sản lượng lương thực hằng năm.
- 3 tháng đầu năm nay xuất khẩu gạo của của cả nước đạt 1,4 triệu tấn, tăng 1,1% so với cùng kỳ 2019, nhưng nhờ giá tăng nên kim ngạch đạt 653 triệu USD, tăng 7,9%. Nhu cầu mua gạo tăng mạnh trên thế giới, sản lượng giảm do dịch bệnh và hạn khiến giá gạo thế giới tăng mạnh trong thời gian gần đây.
- Trước việc giá dầu thô trên thị trường thế giới giảm mạnh, giảm tới trên 50% so với cuối năm 2019 và thấp hơn nhiều giá thành khai thác, PVN đã đề xuất Việt Nam cần tranh thủ nhập khẩu tăng dự trữ khi giá dầu xuống quá thấp. Ngoài ra PVN cũng kiến nghị có cơ chế tài chính cho Quỹ tìm kiếm thăm dò cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thăm dò - khai thác dầu khí... tranh thủ cơ hội khi thị trường dầu mỏ xuống đáy.
II. KINH TẾ THẾ GIỚI
- Thị trường tài chính và thị trường hàng hóa thế giới tiếp tục chao đảo bởi dịch bệnh Covid-19. Các chỉ số chứng khoán đồng loạt lao dốc mạnh, giá các mặt hàng vật tư, nhiên liệu đều giảm mạnh. Hiện chưa thể đánh giá hết được những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đối với kinh tế thế giới. Nhưng nguy cơ rơi vào suy thoái của nhiều nền kinh tế là rất có thể xẩy ra. Riêng đối với kinh tế Mỹ, nhiều ý kiến cho rằng kinh tế nước này không hẳn là đối mặt với nguy cơ suy thoái, các số liệu kinh tế của Mỹ chỉ là không thể hiện tốt như những gì đã trải qua, nhất là so với mức đỉnh.
- Nhiều nền kinh tế tiếp tục tung ra thêm các gói hỗ trợ nền kinh tế trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Ngày 15/3/2020 Fed lại tiếp tục cắt giảm mạnh lãi suất, với mức cắt giảm lên đến 1 điểm %, xuống còn 0 – 0,25%. Đây là lần cắt giảm thứ hai của Fed chỉ trong vòng 2 tuần qua. Cùng với Fed, Chính quyền Mỹ cũng thông qua gói hỗ trợ trị giá 2.000 tỉ USD để đối phó với dịch Covid-19.
- Thị trường hàng hóa biến động mạnh và diễn biến trái chiều. Trong khi giá các mặt hàng vật tư, nguyên nhiên liệu cơ bản như dầu thô, khí đốt, sắt thép, nhôm, đồng... giảm rất mạnh, với mức giảm từ 30 – 60% so với cùng kỳ 2019 thì giá một số mặt hàng lương thực, thực phẩm lại tăng khá mạnh.
- Nhiều nền kinh tế tiếp tục tung ra thêm các gói hỗ trợ nền kinh tế trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Ngày 15/3/2020 Fed lại tiếp tục cắt giảm mạnh lãi suất, với mức cắt giảm lên đến 1 điểm %, xuống còn 0 – 0,25%. Đây là lần cắt giảm thứ hai của Fed chỉ trong vòng 2 tuần qua. Cùng với Fed, Chính quyền Mỹ cũng thông qua gói hỗ trợ trị giá 2.000 tỉ USD để đối phó với dịch Covid-19.
- Thị trường hàng hóa biến động mạnh và diễn biến trái chiều. Trong khi giá các mặt hàng vật tư, nguyên nhiên liệu cơ bản như dầu thô, khí đốt, sắt thép, nhôm, đồng... giảm rất mạnh, với mức giảm từ 30 – 60% so với cùng kỳ 2019 thì giá một số mặt hàng lương thực, thực phẩm lại tăng khá mạnh.