TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ
I. KINH TẾ TRONG NƯỚC
Kinh tế đất nước ngay trong tháng đầu tiên của năm 2020 đã phải đương đầu với nhiều diễn biến bất lợi. Đó là những tác động tiêu cực chưa thể đánh giá hết được từ dịch viêm phổi do nCoV lan rộng, CPI tháng 01/2020 tăng rất mạnh (chủ yếu do bị tác động bởi giá thịt lợn lên cơn sốt). Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, trước tiên là đối với hoạt động du lịch, xuất nhập khẩu hàng hoá và sức mua tiêu dùng, từ đó làm suy giảm đáng kể tốc độ tăng trưởng GDP trong quý I năm nay.
1. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ, BẤT ĐỘNG SẢN
- Thị trường tiền tệ trước và sau Tết Nguyên đán ổn định, thanh khoản của hệ thống ngân hàng khá dồi dào cho dù nhu cầu thanh toán tăng cao. Như thường lệ sau Tết dòng tiền gửi vào ngân hàng tăng mạnh trong khi nhu cầu thanh toán, nhu cầu rút tiền mặt giảm mạnh.
- Lãi suất huy động sau Tết vẫn giữ ở mức thấp, thậm chí một số ngân hàng còn giảm nhẹ lãi suất huy động ở một số ít kỳ hạn. Khi mà các kênh đầu tư chứng khoán, bất động sản và vàng kém hấp dẫn và chứa đựng nhiều rủi ro thì gửi tiết kiệm ngân hàng sẽ là kênh đầu tư được nhiều người lựa chọn trong năm 2020.
- Tình trạng đông đúc và xếp hàng chờ giao dịch ở các phòng giao dịch của ngân hàng trong những ngày trước Tết cho thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế, của người dân là rất lớn và tiếp tục tăng nhanh. Điều này cũng cho thấy tiềm năng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam vẫn là rất lớn.
- Tỉ giá USD/VND tiếp tục ổn định ở mức thấp. Cung ngoại tệ dồi dào nhờ thặng dư thương mại tăng mạnh, kiều hối cuối năm về nhiều, giải ngân vốn đầu tư nước ngoài tăng và đồng USD có xu hướng giảm giá trở lại trên thị trường thế giới là những yếu tố khiến tỉ giá USD/VND ổn định ở mức thấp.
- Chứng khoán Việt Nam sau Tết nguyên đán giảm mạnh chủ yếu do tác động tiêu cực từ sự giảm mạnh của thị trường chứng khoán thế giới trước tác động của dịch viêm phổi do nCoV.
2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ, SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA
- Tiếp tục đà tăng mạnh của những tháng cuối năm 2019, CPI tháng 1/2020 tăng 1,23% so với tháng trước. Nguyên nhân chính vẫn là do tác động bởi giá nhóm hàng thực phẩm và dịch vụ ăn uống (làm CPI tăng thêm 0,79%). Còn so với tháng 01/2019 CPI tháng 1/2020 tăng tới 6,43%. Với kết quả này cùng với những diễn biến bất lợi, khó lường của dịch viêm phổi do nCoV thì mục tiêu kiểm soát CPI cả năm 2020 dưới 4% sẽ là thách thức không nhỏ. Dự báo CPI tháng 2/2020 có thể tiếp tục tăng cao và cao hơn nhiều so với mức tăng của cùng kỳ nhiều năm gần đây.
- Do ảnh hưởng bởi dịch viêm phổi do nCoV nên nguồn cung ở nhiều mặt hàng mà phụ thuộc chủ yếu vào nguồn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị thiếu hụt và giá có thể sẽ bị đẩy lên cao. Điều này cũng sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động đầu tư, sản xuất và tiêu dùng hàng hóa ở trong nước.
- Do trùng với thời gian nghỉ Tết nguyên đán nên Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 1/2020 ước tính giảm 11,8% so với tháng trước và giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước.
- Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu đến năm đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới: Tổng thu từ khách du lịch đạt 1.700 - 1.800 nghìn tỉ đồng (tương đương 77 - 80 tỉ USD), tăng trưởng bình quân 13 - 14%/năm; đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 12 - 14%; tạo ra khoảng 5,5 - 6 triệu việc làm, trong đó có khoảng 2 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 12 - 14%/năm; Phấn đấu đón được ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 12 - 14%/năm và khách nội địa từ 6 - 7%/năm.
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, trong đó đề ra 12 giải pháp phát triển công nghệ số
3. DIỄN BIẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
- Dịch viêm phổi do nCoV từ Vũ Hán – Trung Quốc đang tác động lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta. Xuất nhập khẩu hàng hoá của nước ta sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới gần như bị đình trệ, nhất là ở các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc. Điều này đã khiến giá một số mặt hàng này ở trong nước giảm mạnh do bị ứ đọng nhiều.
- Theo thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, năm 2019 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 264,2 tỉ USD, cao hơn 738 triệu USD so với ước tính, tăng 8,4% so với năm trước, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu thực hiện năm 2019 đạt 253,1 tỉ USD, thấp hơn 437 triệu USD so với số ước tính, tăng 6,8% so với năm trước; cán cân thương mại hàng hóa năm 2019 xuất siêu 11,1 tỉ USD, cao hơn 1,1 tỉ USD so với ước tính.
II. KINH TẾ THẾ GIỚI
- Dịch viêm phổi do nCoV hoành hành đã làm chao đảo các thị trường tài chính và hàng hóa thế giới. Các chỉ số chứng khoán trên thế giới và giá nhiều loại hàng hóa đồng loạt lao dốc. Theo đánh giá, dịch viêm phổi do nCoV sẽ làm suy giảm đáng kể tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2020, nhất là kinh tế Trung Quốc. Dự báo các thị trường tài chính và hàng hóa toàn cầu sẽ sớm ổn định trở lại khi mà dịch bệnh sẽ nhanh chóng được kiểm soát.
- Trước những tác động tiêu cực của dịch viêm phổi do nCoV, Trung Quốc đã tung ra các thêm các gói hỗ trợ tài chính. Ngày 02/2/2020 Ngân hàng trung ương Trung Quốc thông báo sẽ bơm 1,2 nghìn tỉ nhân dân tệ, tương đương 173 tỉ USD, để vực dậy nền kinh tế, ổn định thị trường ngân hàng và tâm lý các nhà đầu tư.
I. KINH TẾ TRONG NƯỚC
Kinh tế đất nước ngay trong tháng đầu tiên của năm 2020 đã phải đương đầu với nhiều diễn biến bất lợi. Đó là những tác động tiêu cực chưa thể đánh giá hết được từ dịch viêm phổi do nCoV lan rộng, CPI tháng 01/2020 tăng rất mạnh (chủ yếu do bị tác động bởi giá thịt lợn lên cơn sốt). Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, trước tiên là đối với hoạt động du lịch, xuất nhập khẩu hàng hoá và sức mua tiêu dùng, từ đó làm suy giảm đáng kể tốc độ tăng trưởng GDP trong quý I năm nay.
1. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ, BẤT ĐỘNG SẢN
- Thị trường tiền tệ trước và sau Tết Nguyên đán ổn định, thanh khoản của hệ thống ngân hàng khá dồi dào cho dù nhu cầu thanh toán tăng cao. Như thường lệ sau Tết dòng tiền gửi vào ngân hàng tăng mạnh trong khi nhu cầu thanh toán, nhu cầu rút tiền mặt giảm mạnh.
- Lãi suất huy động sau Tết vẫn giữ ở mức thấp, thậm chí một số ngân hàng còn giảm nhẹ lãi suất huy động ở một số ít kỳ hạn. Khi mà các kênh đầu tư chứng khoán, bất động sản và vàng kém hấp dẫn và chứa đựng nhiều rủi ro thì gửi tiết kiệm ngân hàng sẽ là kênh đầu tư được nhiều người lựa chọn trong năm 2020.
- Tình trạng đông đúc và xếp hàng chờ giao dịch ở các phòng giao dịch của ngân hàng trong những ngày trước Tết cho thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế, của người dân là rất lớn và tiếp tục tăng nhanh. Điều này cũng cho thấy tiềm năng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam vẫn là rất lớn.
- Tỉ giá USD/VND tiếp tục ổn định ở mức thấp. Cung ngoại tệ dồi dào nhờ thặng dư thương mại tăng mạnh, kiều hối cuối năm về nhiều, giải ngân vốn đầu tư nước ngoài tăng và đồng USD có xu hướng giảm giá trở lại trên thị trường thế giới là những yếu tố khiến tỉ giá USD/VND ổn định ở mức thấp.
- Chứng khoán Việt Nam sau Tết nguyên đán giảm mạnh chủ yếu do tác động tiêu cực từ sự giảm mạnh của thị trường chứng khoán thế giới trước tác động của dịch viêm phổi do nCoV.
2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ, SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA
- Tiếp tục đà tăng mạnh của những tháng cuối năm 2019, CPI tháng 1/2020 tăng 1,23% so với tháng trước. Nguyên nhân chính vẫn là do tác động bởi giá nhóm hàng thực phẩm và dịch vụ ăn uống (làm CPI tăng thêm 0,79%). Còn so với tháng 01/2019 CPI tháng 1/2020 tăng tới 6,43%. Với kết quả này cùng với những diễn biến bất lợi, khó lường của dịch viêm phổi do nCoV thì mục tiêu kiểm soát CPI cả năm 2020 dưới 4% sẽ là thách thức không nhỏ. Dự báo CPI tháng 2/2020 có thể tiếp tục tăng cao và cao hơn nhiều so với mức tăng của cùng kỳ nhiều năm gần đây.
- Do ảnh hưởng bởi dịch viêm phổi do nCoV nên nguồn cung ở nhiều mặt hàng mà phụ thuộc chủ yếu vào nguồn hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị thiếu hụt và giá có thể sẽ bị đẩy lên cao. Điều này cũng sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động đầu tư, sản xuất và tiêu dùng hàng hóa ở trong nước.
- Do trùng với thời gian nghỉ Tết nguyên đán nên Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 1/2020 ước tính giảm 11,8% so với tháng trước và giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước.
- Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu đến năm đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới: Tổng thu từ khách du lịch đạt 1.700 - 1.800 nghìn tỉ đồng (tương đương 77 - 80 tỉ USD), tăng trưởng bình quân 13 - 14%/năm; đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 12 - 14%; tạo ra khoảng 5,5 - 6 triệu việc làm, trong đó có khoảng 2 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 12 - 14%/năm; Phấn đấu đón được ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 12 - 14%/năm và khách nội địa từ 6 - 7%/năm.
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, trong đó đề ra 12 giải pháp phát triển công nghệ số
3. DIỄN BIẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
- Dịch viêm phổi do nCoV từ Vũ Hán – Trung Quốc đang tác động lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta. Xuất nhập khẩu hàng hoá của nước ta sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu biên giới gần như bị đình trệ, nhất là ở các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc. Điều này đã khiến giá một số mặt hàng này ở trong nước giảm mạnh do bị ứ đọng nhiều.
- Theo thống kê chính thức của Tổng cục Hải quan, năm 2019 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 264,2 tỉ USD, cao hơn 738 triệu USD so với ước tính, tăng 8,4% so với năm trước, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu thực hiện năm 2019 đạt 253,1 tỉ USD, thấp hơn 437 triệu USD so với số ước tính, tăng 6,8% so với năm trước; cán cân thương mại hàng hóa năm 2019 xuất siêu 11,1 tỉ USD, cao hơn 1,1 tỉ USD so với ước tính.
II. KINH TẾ THẾ GIỚI
- Dịch viêm phổi do nCoV hoành hành đã làm chao đảo các thị trường tài chính và hàng hóa thế giới. Các chỉ số chứng khoán trên thế giới và giá nhiều loại hàng hóa đồng loạt lao dốc. Theo đánh giá, dịch viêm phổi do nCoV sẽ làm suy giảm đáng kể tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2020, nhất là kinh tế Trung Quốc. Dự báo các thị trường tài chính và hàng hóa toàn cầu sẽ sớm ổn định trở lại khi mà dịch bệnh sẽ nhanh chóng được kiểm soát.
- Trước những tác động tiêu cực của dịch viêm phổi do nCoV, Trung Quốc đã tung ra các thêm các gói hỗ trợ tài chính. Ngày 02/2/2020 Ngân hàng trung ương Trung Quốc thông báo sẽ bơm 1,2 nghìn tỉ nhân dân tệ, tương đương 173 tỉ USD, để vực dậy nền kinh tế, ổn định thị trường ngân hàng và tâm lý các nhà đầu tư.