TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ
I. KINH TẾ TRONG NƯỚC
Tăng trưởng GDP quý IV/2019 hạ nhiệt, chỉ tăng 6,97%, thấp hơn đáng kể mức tăng 7,48% của quý III trước đó, nhưng tăng trưởng GDP cả năm 2019 vẫn đạt 7,02%, vượt so với mục tiêu đề ra (tăng từ 6,6 – 6,8%). Cùng với tăng trưởng GDP cao, nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế năm 2019 cũng đạt được những kết quả tích cực như thị trường tiền tệ ổn định, sức khỏe của hệ thống ngân hàng ngày càng tốt hơn, xuất khẩu tăng khá (tăng 8,1%), thặng dư thương mại tăng mạnh, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, thu hút đầu tư nước ngoài tăng, thặng dư ngân sách khá lớn...
Tuy nhiều chỉ tiêu kinh tế năm 2019 đạt và vượt mục tiêu nhưng những diễn biến của tình hình kinh tế đất nước, nhất là trong thời gian cuối năm đã khiến kết quả kinh tế năm 2019 chưa trọn vẹn và bộc lộ không ít những hạn chế, cùng với những khó khăn, thách thức. Đó là:
+ Lạm phát tăng mạnh trở lại trong những tháng cuối năm do tác động bởi giá thịt lợn lên cơn sốt chưa từng có. Giá thịt lợn tăng mạnh sẽ tác động tiêu cực lên sức mua tiêu dùng đồng thời gây sức ép rất lớn lên lạm phát và công tác kiểm soát lạm phát năm 2020.
+ Triển vọng tín nhiệm của kinh tế Việt Nam bị Moody’s hạ xuống mức tiêu cực. Cùng với đó, Moody’s cũng hạ bậc triển vọng tín nhiệm của 18 ngân hàng thương mại Việt Nam.
+ Thị trường chứng khoán ảm đạm với nhiều méo mó kéo dài trong nhiều năm qua vẫn chưa được giải quyết.
+ Thị trường bất động sản đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là khó khăn về vốn.
+ Hoạt động của đa số các doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ dường như gặp nhiều khó khăn hơn. Chi phí vốn vay vẫn ở mức cao, khó huy động vốn, thị trường đầu ra bị cạnh tranh gay gắt đã tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ, BẤT ĐỘNG SẢN
- Thị trường tiền tệ tháng giáp Tết Nguyên đán nhìn chung ổn định, thanh khoản của hệ thống ngân hàng khá dồi dào cho dù nhu cầu thanh toán tăng cao.
- Lãi suất huy động ổn định ở mức thấp. Huy động vốn của các ngân hàng tăng khá cao và đặc biệt tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến 20/12/2019, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 12,5% (cùng kỳ năm 2018 tăng 11,5%), cao hơn mức tăng 12,1% của tín dụng trong thời gian này.
- Tín dụng ngân hàng tiếp tục xu hướng tăng chậm lại, tính đến 20/12/2019 tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế tăng 12,1%, thấp hơn mức tăng 13,3% của cùng kỳ năm 2018.
- Tỉ giá USD/VND giảm nhẹ vào cuối năm. Cung ngoại tệ dồi dào nhờ thặng dư thương mại tăng mạnh, kiều hối cuối năm về nhiều, giải ngân vốn đầu tư nước ngoài tăng và đồng USD có xu hướng giảm giá trở lại trên thị trường thế giới là những yếu tố khiến tỉ giá USD/VND ổn định ở mức thấp.
- Tuy VNIndex năm 2019 tăng trên 7% và vốn hóa thị trường tăng trên 10% so với cuối năm 2018, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2019 lại diễn ra ảm đạm, giá trị giao dịch bình quân chỉ đạt khoảng 4.660 tỷ đồng/phiên, giảm 29% so với bình quân năm 2018. Đặc biệt những hạn chế, méo mó của thị trường chứng khoán Việt Nam kéo dài trong những năm gần đây vẫn tồn tại và chưa có dấu hiệu giảm bớt. Đó là: chức năng huy động vốn thông qua các thị trường gần như không thể phát huy được tác dụng khi mà rất hiếm các doanh nghiệp niêm yết huy động được vốn trên thị trường chứng khoán theo đúng nghĩa của nó; Tình trạng thao túng doanh nghiệp, rút ruột tài sản doanh nghiệp, tăng vốn ảo, gây thiệt hại cho các cổ đông nhỏ lẻ vẫn tiếp tục diễn ra khá phổ biến; Sự ảm đạm của thị trường chứng khoán cùng với những méo mó trên của thị trường khiến cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ lẻ tiếp tục mất niềm tin và rời bỏ thị trường chứng khoán.
- Nguồn vốn ngân hàng tiếp tục bị thắt chặt, khó khăn về thủ tục, gia tăng tranh chấp pháp lý sẽ là những thách thức cho thị trường bất động sản năm 2020. Tuy vậy, nhu cầu vẫn trong xu hướng tăng, nguồn cung hạn chế sẽ giữ giá bất động sản ở mức cao, nhất là ở phân khúc đất nền.
- Sau khi đạt được cân bằng ngân sách năm 2018, năm 2019 cân đối ngân sách của cả nước đạt thặng dư khá lớn, tính từ đầu năm đến 15/12/2019 lên đến 97,9 nghìn tỉ đồng, bằng 6,9% tổng thu ngân sách trong thời gian này.
2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ, SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA
- Tuy CPI tháng 12/2019 tăng rất mạnh, tăng tới 1,4% so với tháng trước, nhưng CPI bình quân cả năm 2019 chỉ tăng 2,79% so với bình quân năm 2018, thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng khoảng 4%. Tuy CPI bình quân cả năm tăng thấp nhưng thị trường nội địa và giá tiêu dùng trong những tháng cuối năm 2019 đang diễn biến khá phức tạp do tác động từ việc giá thịt lợn lên cơn sốt chưa từng có. Đáng lo ngại là giá thịt lợn tăng mạnh đã tác động dây chuyền đẩy giá nhiều hàng hóa, dịch vụ khác tăng theo. Thực tế CPI năm 2019 tăng chủ yếu là do những yếu tố mang tính nội tại ở trong nước, đó là tăng giá điện, dịch vụ y tế, giáo dục, đặc biệt là giá thực phẩm tăng mạnh. CPI năm 2019 tăng thấp nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức tăng của chỉ số giá hàng hóa nhập khẩu (tăng 0,59%), chỉ số giá sản xuất nông nghiệp (tăng 1,18%), chỉ số giá sản xuất công nghiệp (tăng 1,25%).
- Dự báo CPI 2020 có thể sẽ tăng cao hơn năm 2019 do: Bình quân giá thịt lợn nói riêng và giá thực phẩm nói chung sẽ cao hơn nhiều so với bình quân năm 2019; Giá xăng dầu và giá một số mặt hàng nguyên, nhiên liệu cơ bản có thể sẽ tăng; Tiếp tục điều chỉnh giá một số mặt hàng thuộc diện nhà nước quản lý giá như dịch vụ y tế, giáo dục. Thực tế CPI tháng 12/2019 đã tăng tới 5,23% so với tháng 12/2018, là mức tăng bình quân theo tháng cao nhất trong vòng nhiều năm qua.
- 2019 đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước tiếp tục tăng mạnh, tăng tới 18,3% so với năm 2018, cao hơn rất nhiều mức tăng 2,3% của khu vực Nhà nước và mức tăng 6,7% của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đồng thời tỉ trọng đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước cũng tiếp tục tăng, lên đến 46%, tăng mạnh so với tỉ trọng 43,3% của năm 2018 và 38,9% của năm 2016.
- Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng chậm lại, (quý I tăng 9%; quý II tăng 9,24%; quý III tăng 10,42%; quý IV tăng 7,29%), đưa giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2019 ước tính tăng 8,86% so với năm 2018.
- Khách quốc tế đến nước ta trong tháng 12/2019 tiếp tục tăng mạnh so với cùng 2018 (tăng 24,4%), ước tính đạt 1.710,2 nghìn lượt người. Trong đó, khách đến từ châu Á chiếm tỷ trọng lớn nhất với 82,3% tổng số khách quốc tế đến nước ta (riêng Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm 57,5%) và tăng 28,9% so với cùng kỳ năm trước; từ châu Âu chiếm 10,7% và tăng 7,1%; từ châu Mỹ chiếm 4,8% và tăng 12,1%; từ châu Úc chiếm 1,9% và giảm 4,2%; từ châu Phi chiếm 0,3% và tăng 9,6%. Tính chung năm 2019, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 18.008,6 nghìn lượt người, tăng 16,2% so với năm 2018.
3. DIỄN BIẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2019 tiếp tục đà tăng trưởng khá cao, ước tăng 10,1%. Tính chung cả năm 2019 kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 263,45 tỉ USD, tăng 8,1% so với năm 2018, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 82,1 tỉ USD, tăng 17,7%, chiếm 31,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 181,35 tỉ USD, tăng 4,2%, chiếm 68,8% (tỷ trọng giảm 2,5 điểm phần trăm so với năm trước). Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ tiếp tục tăng mạnh, cả năm 2019 tăng 27,8%.
- Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2019 tiếp tục xu hướng tăng thấp hơn kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, tăng 7,6% so với cùng kỳ 2018, đưa kim ngạch nhập khẩu cả năm 2019 đạt 253,51 tỉ USD, tăng 7% so với năm 2018, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 108,01 tỉ USD, tăng 13,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 145,50 tỉ USD, tăng 2,5%. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Trung Quốc và Mỹ tiếp tục tăng tương đối cao.
- Thặng dư thương mại hàng hóa tiếp tục tăng mạnh, cả năm 2019 ước lên đến 10 tỉ USD, tăng 47% so với năm 2018.
II. KINH TẾ THẾ GIỚI
- Sự ổn định của kinh tế thế giới trong những ngày đầu năm mới 2020 bất ngờ bị tác động bởi căng thẳng bùng phát tại Trung Đông, khiến giá dầu mỏ, giá vàng tăng vọt, các thị trường chứng khoán đồng loạt điều chỉnh giảm. Tuy vậy, trong trung và dài hạn căng thẳng tại Trung Đông sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng của kinh tế thế giới.
- Mặc dù tiếp tục tiềm ẩn nhiều bất ổn nhưng nhiều dự báo cho rằng kinh tế thế giới năm 2020 sẽ tăng trưởng tích cực và ổn định hơn năm 2019.
- Căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang đã đẩy giá dầu thô tăng mạnh, lên sát mốc 70 USD/thùng (giá dầu Brent Blend tại London). Như vậy so với cùng kỳ 2019 giá dầu thô đã tăng gần 32%.
I. KINH TẾ TRONG NƯỚC
Tăng trưởng GDP quý IV/2019 hạ nhiệt, chỉ tăng 6,97%, thấp hơn đáng kể mức tăng 7,48% của quý III trước đó, nhưng tăng trưởng GDP cả năm 2019 vẫn đạt 7,02%, vượt so với mục tiêu đề ra (tăng từ 6,6 – 6,8%). Cùng với tăng trưởng GDP cao, nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế năm 2019 cũng đạt được những kết quả tích cực như thị trường tiền tệ ổn định, sức khỏe của hệ thống ngân hàng ngày càng tốt hơn, xuất khẩu tăng khá (tăng 8,1%), thặng dư thương mại tăng mạnh, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, thu hút đầu tư nước ngoài tăng, thặng dư ngân sách khá lớn...
Tuy nhiều chỉ tiêu kinh tế năm 2019 đạt và vượt mục tiêu nhưng những diễn biến của tình hình kinh tế đất nước, nhất là trong thời gian cuối năm đã khiến kết quả kinh tế năm 2019 chưa trọn vẹn và bộc lộ không ít những hạn chế, cùng với những khó khăn, thách thức. Đó là:
+ Lạm phát tăng mạnh trở lại trong những tháng cuối năm do tác động bởi giá thịt lợn lên cơn sốt chưa từng có. Giá thịt lợn tăng mạnh sẽ tác động tiêu cực lên sức mua tiêu dùng đồng thời gây sức ép rất lớn lên lạm phát và công tác kiểm soát lạm phát năm 2020.
+ Triển vọng tín nhiệm của kinh tế Việt Nam bị Moody’s hạ xuống mức tiêu cực. Cùng với đó, Moody’s cũng hạ bậc triển vọng tín nhiệm của 18 ngân hàng thương mại Việt Nam.
+ Thị trường chứng khoán ảm đạm với nhiều méo mó kéo dài trong nhiều năm qua vẫn chưa được giải quyết.
+ Thị trường bất động sản đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là khó khăn về vốn.
+ Hoạt động của đa số các doanh nghiệp sản xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ dường như gặp nhiều khó khăn hơn. Chi phí vốn vay vẫn ở mức cao, khó huy động vốn, thị trường đầu ra bị cạnh tranh gay gắt đã tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
1. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ, BẤT ĐỘNG SẢN
- Thị trường tiền tệ tháng giáp Tết Nguyên đán nhìn chung ổn định, thanh khoản của hệ thống ngân hàng khá dồi dào cho dù nhu cầu thanh toán tăng cao.
- Lãi suất huy động ổn định ở mức thấp. Huy động vốn của các ngân hàng tăng khá cao và đặc biệt tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến 20/12/2019, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 12,5% (cùng kỳ năm 2018 tăng 11,5%), cao hơn mức tăng 12,1% của tín dụng trong thời gian này.
- Tín dụng ngân hàng tiếp tục xu hướng tăng chậm lại, tính đến 20/12/2019 tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế tăng 12,1%, thấp hơn mức tăng 13,3% của cùng kỳ năm 2018.
- Tỉ giá USD/VND giảm nhẹ vào cuối năm. Cung ngoại tệ dồi dào nhờ thặng dư thương mại tăng mạnh, kiều hối cuối năm về nhiều, giải ngân vốn đầu tư nước ngoài tăng và đồng USD có xu hướng giảm giá trở lại trên thị trường thế giới là những yếu tố khiến tỉ giá USD/VND ổn định ở mức thấp.
- Tuy VNIndex năm 2019 tăng trên 7% và vốn hóa thị trường tăng trên 10% so với cuối năm 2018, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2019 lại diễn ra ảm đạm, giá trị giao dịch bình quân chỉ đạt khoảng 4.660 tỷ đồng/phiên, giảm 29% so với bình quân năm 2018. Đặc biệt những hạn chế, méo mó của thị trường chứng khoán Việt Nam kéo dài trong những năm gần đây vẫn tồn tại và chưa có dấu hiệu giảm bớt. Đó là: chức năng huy động vốn thông qua các thị trường gần như không thể phát huy được tác dụng khi mà rất hiếm các doanh nghiệp niêm yết huy động được vốn trên thị trường chứng khoán theo đúng nghĩa của nó; Tình trạng thao túng doanh nghiệp, rút ruột tài sản doanh nghiệp, tăng vốn ảo, gây thiệt hại cho các cổ đông nhỏ lẻ vẫn tiếp tục diễn ra khá phổ biến; Sự ảm đạm của thị trường chứng khoán cùng với những méo mó trên của thị trường khiến cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nhỏ lẻ tiếp tục mất niềm tin và rời bỏ thị trường chứng khoán.
- Nguồn vốn ngân hàng tiếp tục bị thắt chặt, khó khăn về thủ tục, gia tăng tranh chấp pháp lý sẽ là những thách thức cho thị trường bất động sản năm 2020. Tuy vậy, nhu cầu vẫn trong xu hướng tăng, nguồn cung hạn chế sẽ giữ giá bất động sản ở mức cao, nhất là ở phân khúc đất nền.
- Sau khi đạt được cân bằng ngân sách năm 2018, năm 2019 cân đối ngân sách của cả nước đạt thặng dư khá lớn, tính từ đầu năm đến 15/12/2019 lên đến 97,9 nghìn tỉ đồng, bằng 6,9% tổng thu ngân sách trong thời gian này.
2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ, SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VÀ THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA
- Tuy CPI tháng 12/2019 tăng rất mạnh, tăng tới 1,4% so với tháng trước, nhưng CPI bình quân cả năm 2019 chỉ tăng 2,79% so với bình quân năm 2018, thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng khoảng 4%. Tuy CPI bình quân cả năm tăng thấp nhưng thị trường nội địa và giá tiêu dùng trong những tháng cuối năm 2019 đang diễn biến khá phức tạp do tác động từ việc giá thịt lợn lên cơn sốt chưa từng có. Đáng lo ngại là giá thịt lợn tăng mạnh đã tác động dây chuyền đẩy giá nhiều hàng hóa, dịch vụ khác tăng theo. Thực tế CPI năm 2019 tăng chủ yếu là do những yếu tố mang tính nội tại ở trong nước, đó là tăng giá điện, dịch vụ y tế, giáo dục, đặc biệt là giá thực phẩm tăng mạnh. CPI năm 2019 tăng thấp nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức tăng của chỉ số giá hàng hóa nhập khẩu (tăng 0,59%), chỉ số giá sản xuất nông nghiệp (tăng 1,18%), chỉ số giá sản xuất công nghiệp (tăng 1,25%).
- Dự báo CPI 2020 có thể sẽ tăng cao hơn năm 2019 do: Bình quân giá thịt lợn nói riêng và giá thực phẩm nói chung sẽ cao hơn nhiều so với bình quân năm 2019; Giá xăng dầu và giá một số mặt hàng nguyên, nhiên liệu cơ bản có thể sẽ tăng; Tiếp tục điều chỉnh giá một số mặt hàng thuộc diện nhà nước quản lý giá như dịch vụ y tế, giáo dục. Thực tế CPI tháng 12/2019 đã tăng tới 5,23% so với tháng 12/2018, là mức tăng bình quân theo tháng cao nhất trong vòng nhiều năm qua.
- 2019 đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước tiếp tục tăng mạnh, tăng tới 18,3% so với năm 2018, cao hơn rất nhiều mức tăng 2,3% của khu vực Nhà nước và mức tăng 6,7% của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đồng thời tỉ trọng đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước cũng tiếp tục tăng, lên đến 46%, tăng mạnh so với tỉ trọng 43,3% của năm 2018 và 38,9% của năm 2016.
- Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tăng chậm lại, (quý I tăng 9%; quý II tăng 9,24%; quý III tăng 10,42%; quý IV tăng 7,29%), đưa giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2019 ước tính tăng 8,86% so với năm 2018.
- Khách quốc tế đến nước ta trong tháng 12/2019 tiếp tục tăng mạnh so với cùng 2018 (tăng 24,4%), ước tính đạt 1.710,2 nghìn lượt người. Trong đó, khách đến từ châu Á chiếm tỷ trọng lớn nhất với 82,3% tổng số khách quốc tế đến nước ta (riêng Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm 57,5%) và tăng 28,9% so với cùng kỳ năm trước; từ châu Âu chiếm 10,7% và tăng 7,1%; từ châu Mỹ chiếm 4,8% và tăng 12,1%; từ châu Úc chiếm 1,9% và giảm 4,2%; từ châu Phi chiếm 0,3% và tăng 9,6%. Tính chung năm 2019, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt 18.008,6 nghìn lượt người, tăng 16,2% so với năm 2018.
3. DIỄN BIẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 12/2019 tiếp tục đà tăng trưởng khá cao, ước tăng 10,1%. Tính chung cả năm 2019 kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 263,45 tỉ USD, tăng 8,1% so với năm 2018, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 82,1 tỉ USD, tăng 17,7%, chiếm 31,2% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 181,35 tỉ USD, tăng 4,2%, chiếm 68,8% (tỷ trọng giảm 2,5 điểm phần trăm so với năm trước). Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ tiếp tục tăng mạnh, cả năm 2019 tăng 27,8%.
- Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 12/2019 tiếp tục xu hướng tăng thấp hơn kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, tăng 7,6% so với cùng kỳ 2018, đưa kim ngạch nhập khẩu cả năm 2019 đạt 253,51 tỉ USD, tăng 7% so với năm 2018, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 108,01 tỉ USD, tăng 13,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 145,50 tỉ USD, tăng 2,5%. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Trung Quốc và Mỹ tiếp tục tăng tương đối cao.
- Thặng dư thương mại hàng hóa tiếp tục tăng mạnh, cả năm 2019 ước lên đến 10 tỉ USD, tăng 47% so với năm 2018.
II. KINH TẾ THẾ GIỚI
- Sự ổn định của kinh tế thế giới trong những ngày đầu năm mới 2020 bất ngờ bị tác động bởi căng thẳng bùng phát tại Trung Đông, khiến giá dầu mỏ, giá vàng tăng vọt, các thị trường chứng khoán đồng loạt điều chỉnh giảm. Tuy vậy, trong trung và dài hạn căng thẳng tại Trung Đông sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng của kinh tế thế giới.
- Mặc dù tiếp tục tiềm ẩn nhiều bất ổn nhưng nhiều dự báo cho rằng kinh tế thế giới năm 2020 sẽ tăng trưởng tích cực và ổn định hơn năm 2019.
- Căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang đã đẩy giá dầu thô tăng mạnh, lên sát mốc 70 USD/thùng (giá dầu Brent Blend tại London). Như vậy so với cùng kỳ 2019 giá dầu thô đã tăng gần 32%.